Theo các nguồn tin truyền thông và ngoại giao Hàn Quốc, trong chiều qua 11/12, xuất hiện thêm nhiều tình tiết mới vô cùng bất lợi cho Tổng thống nước này trong hàng loạt các cuộc điều tra liên quan đến khủng hoảng chính trị hiện nay.
Theo các nguồn tin báo chí và ngoại giao Hàn Quốc, Cơ quan cảnh sát quốc gia của Hàn Quốc đã có những hành động điều tra quyết liệt đối với tổng thống nước này, liên quan đến lệnh thiết quân luật gây khủng hoàng từ đêm 03/12 vừa qua.
Syria, một đất nước từng chìm trong nội chiến suốt hơn một thập kỷ, giờ đây đang đối mặt với một bước ngoặt lịch sử sau sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2011 không chỉ để lại những vết thương sâu sắc cho người dân mà còn đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn và chia rẽ. Trong bối cảnh lực lượng nổi dậy tuyên bố kiểm soát thủ đô Damascus, tương lai của Syria trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết. Ai sẽ định hình con đường phía trước? Người dân Syria liệu có cơ hội “tái sinh” hay tiếp tục đối mặt với những bất ổn và xung đột? Cùng nghe những chia sẻ của Đại sứ Nguyễn Quang Khai – người có nhiều năm công tác tại Trung Đông để có những góc nhìn ban đầu về “điểm nóng” Trung Đông này.
Dự Hội nghị Tổng kết công tác đầu tư xây dựng Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá: Năm 2024, ngành điện lực đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore và Nhật Bản, định hình những hợp tác mới giữa Việt Nam với 2 quốc gia này.- Cưỡng chế Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu trả nợ thuế hơn 140 tỷ đồng.- Chính phủ Syria của Tổng thống Bashar Al-Assad sụp đổ, sau khi lực lượng nổi dậy kiểm soát được thủ đô Đa-mát, chấm dứt gần 14 năm nội chiến. Ông Al-Assad đã rời khỏi đất nước.- Nhà thờ Đức Bà Paris- công trình mang tính biểu tượng của nước Pháp chính thức mở cửa trở lại sau 5 năm trùng tu.
Trong phiên họp của Quốc hội Hàn Quốc diễn ra cuối giờ chiều qua 07/12 theo giờ địa phương, do không đủ số lượng nghị sỹ tham gia bỏ phiếu theo quy định, dự thảo nghị quyết luận tội tống thống nước này đã bị bãi bỏ.
Trái với nhận định của một số nhà phân tích chính trị, trong cuộc họp báo vừa diễn ra tại thủ đô Seoul, tổng thống Hàn Quốc không có ý định từ chức mà chỉ tạ lỗi trước công luận.
Mặc dù đã xuất hiện những yếu tố khiến khả năng tổng thống Hàn Quốc bị luận tội trước Quốc hội thấp dần. Tuy nhiên, với những chỉ trích và phản đối gay gắt ngay cả từ trong nội bộ đảng cầm quyền cùng dư luận và tất cả các giới, bao gồm giới chính trị, quân sự, kinh tế, cơ hội dành cho ông Yoon Suk-yeol vẫn rất mong manh.
Chính trường Hàn Quốc đang trải qua những thời khắc “dậy sóng” với hàng loạt diễn biến căng thẳng liên tục khó lường. Tổng thống Yun Xớc Yên đã bất ngờ ban bố tình trạng thiết quân luật khẩn cấp trong đêm thứ Ba vừa qua và cũng chính ông Yun Xớc Yên phải tuyên bố bãi bỏ chỉ vài giờ sau đó.- Chưa dừng lại, phe đối lập ngay sau đó đã đệ trình dự luật luận tội Tổng thống, khiến chính trường Hàn Quốc càng trở nên phức tạp, khó lường. Đằng sau loạt diễn biến rối ren trên chính trường Hàn Quốc là gì? Những kịch bản nào đang chờ đợi Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng bất ngờ này? Cùng nghe PV Tuấn Nhật - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản theo dõi khu vực Đông Bắc Á để cùng giải đáp câu hỏi này.
Liên quan đến việc tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật trong 6 giờ đồng hồ vào đêm qua (03/12), phe đối lập đã chính thức đệ trình Bản luận tội tổng thống lên Quốc hội. Với động thái này, cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc vẫn chưa có hồi kết.
Đang phát
Live