Quốc hội đã thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và những quyết sách cho 6 tháng cuối năm trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 tiếp tục lây lan mạnh trong nước và thế giới. Báo cáo của Chính phủ cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, các chỉ số về tăng trưởng-chỉ số giá tiêu dùng-thu ngân sách-đầu tư nước ngoài...đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng qua đạt 5,64%, là mức khá cao so với các nước trên thế giới. Nhiều địa phương có dịch nhưng tăng trưởng khá. Kinh tế vĩ mô ổn định; lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân được làm tốt trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, đang đặt ra thách thức rất lớn với những tháng cuối năm nay, khi dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường tại một số địa phương, như TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam Bộ. Kinh tế xã hội 6 tháng cuối năm: Thực hiện bằng được mục tiêu kép là kiến nghị cũng là quyết tâm của các đại biểu Quốc hội cùng với Chính phủ có những cách thức triển khai phù hợp trong thực tế để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 6,5%.
Dịch Covid-19: “Lửa thử vàng” với doanh nghiệp Việt Nam - Doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh Bình Dương thực hiện “3 tại chỗ” để không đứt gãy chuỗi sản xuất - Nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Chủ tịch nước làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố trao quyết định, nghị quyết của Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác tổ chức- Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ thiết thực, kịp thời của bạn bè quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19- Việt Nam chính thức công bố sản xuất lô vaccine Sputnik Vê đầu tiên- Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Trung Quốc - Chuyến thăm ngoại giao cấp cao nhất của giới chức Mỹ tới Trung Quốc trong nhiều tháng qua
- Cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xanh trong trạng thái bình thường mới ở địa phương.- Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam quyết tâm thực hiện thành công “mục tiêu kép”.
6 tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Đặc biệt đợt dịch bùng phát từ cuối tháng 4 đến nay đã tác động tiêu cực đến các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng có đóng góp lớn đối với phát triển kinh tế đất nước. Tuy vậy, trong bối cảnh dịch Covid-19, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ cùng tinh thần chủ động của cộng đồng doanh nghiệp đã giúp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ nước ta tiếp tục tăng trưởng mạnh. 6 tháng đầu năm 2021, ngành gỗ xuất siêu ước đạt hơn 8 tỷ USD, tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất siêu ước đạt 7,2 tỷ USD. Đâu là nguyên nhân thúc đẩy ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản nước ta tăng trưởng mạnh ở nửa đầu năm nay? Thách thức, cơ hội và giải pháp để ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản nước ta tiếp đà tăng trưởng từ nay đến cuối năm như thế nào? Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ Nhật hôm nay với chủ đề: “Vượt đại dịch Covid-19, ngành Lâm nghiệp hướng tới mục tiêu tăng trưởng năm 2021”. Chương trình có sự tham gia của hai vị khách mời: - Ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn). - Ông Cao Chí Công, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Việt Nam.
6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh kinh tế thế giới dần phục hồi, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và các nước phát triển dần mở cửa trở lại. Thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng tăng, lạm phát, rủi ro tài chính gia tăng ở một số nền kinh tế lớn, ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất và xuất nhập khẩu. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt và chủ động của Chính phủ và các địa phương, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định, sản xuất kinh doanh những tháng đầu năm đạt kết quả khá, tăng trưởng GDP đạt 5,64% là con số đáng mừng. Tuy nhiên, làn sóng dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư, đặc biệt tại các tỉnh kinh tế trọng điểm và hiện vẫn diễn biến phức tạp đã đặt ra không ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội trong những tháng cuối năm. Trước bối cảnh thuận lợi và khó khăn đan xen, nhiệm vụ thực hiện “mục tiêu kép” là vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt. Các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 được các bộ, ngành, địa phương đồng thuận thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong năm 2021 này. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật trực tiếp với chủ đề: "Quyết tâm giữ nhịp tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm". Các vị khách mời tham dự Diễn đàn: Ông Phan Đức Hiếu- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương- Bộ Kế hoạch và đầu tư và Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương, song tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm vẫn tăng gấp ba lần mức tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020, đạt 5,64%. Ghi nhận những chỉ số tích cực này, song, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức cho tăng trưởng 6 tháng cuối năm, nhất là khi đợt dịch Covid-19 thứ tư quay trở lại tác động trực tiếp lên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân. Để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5% cho cả năm 2021 thì GDP 6 tháng cuối năm phải đạt trên 7%. BTV Đài TNVN bàn luận cùng ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về nội dung: áp lực từ mục tiêu tăng trưởng 6 tháng cuối năm 2021
Kinh tế Việt Nam vẫn có hàng loạt điểm sáng, bất chấp những tác động từ 2 làn sóng COVID-19 từ đầu năm đến nay. Tốc độ tăng trưởng chung của cả nước trong nửa đầu năm nay đạt 5,64% Trong bức tranh chung của cả nước, nổi lên một số điểm sáng như Vĩnh Phúc, đạt 14,21%, Quảng Ninh đạt hơn 8%; Đà Nẵng sau hơn 1 năm tăng trưởng âm, đã tăng trưởng dương trở lại gần 5%. Tại những địa phương này, cùng với tăng trưởng, Quảng Ninh vẫn giữ vững vị trí đứng đầu toàn quốc trong bảng xếp hạng 4 chỉ số là: Chỉ số năng lực cạnh tranh, Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công, Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Động lực và kinh nghiệm nào giúp Quảng Ninh duy trì tốc độ tăng trưởng, vững vàng thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
- 6 tháng đầu năm Ngành Nông nghiệp vẫn tăng trưởng bất chấp dịch covid-19. - Hợp tác xã ở Kon Tum: Đoàn kết, sáng tạo vượt qua khủng hoảng đại dịch COVID-19. - Sổ tay ra đồng xuống biển: Trồng rau màu công nghệ cao: hướng đi tất yếu của nhà nông.
Tăng trưởng kinh tế II quý đạt 5,64%.- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu kết quả xét nghiệm phải được thông tin đầy đủ ngay cho các địa phương liên quan để tổ chức truy vết.- Hơn 700 nghìn câu hỏi đã được gửi đến Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chương trình “đường dây trực tiếp” sẽ diễn ra trong ngày hôm nay.- Israel mở đại sứ quán đầu tiên ở Tiểu vương quốc Abu Dhabi, mở ra một trang mới trong quan hệ song phương giữa hai nước.
Đang phát
Live