
Ở tỉnh miền núi Sơn La, mô hình: “Ngôi nhà xanh gây quỹ từ thiện” của các cấp hội Phụ nữ thu hút được đông đảo hội viên và người dân tham gia. Bởi đây không chỉ là nơi tập kết rác thải nhựa, mà tiền bán phế liệu thu được từ “Ngôi nhà xanh” còn được sử dụng gây quỹ từ thiện, giúp đỡ các hội viên, nhân dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Hưởng ứng phong trào chung tay phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa, thúc đẩy việc tái sử dụng, thu gom rác thải nhựa trong cộng đồng, cùng với các cấp hội, đoàn thể, nhiều sinh viên của trường Đại học Tây Bắc cũng đã lên ý tưởng, triển khai các tiểu dự án tái sinh, tái chế rác thải nhựa thành các vật liệu thân thiện với môi trường.
Tháng 9 năm 2024, sự xuất hiện của siêu bão Yagi – bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh, thành phố nước ta. Tại Tây Bắc, riêng 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái đã có 205 người chết và mất tích, hàng chục người khác bị thương, chủ yếu là do sạt lở đất; gần 30 nghìn nhà ở của người dân bị ngập lụt và sạt lở đất đá vào nhà. Cộng với các thiệt hại về nông nghiệp, hạ tầng giao thông, công trình công cộng… ước tính thiệt hại về kinh tế tới gần 13.000 tỷ đồng, chưa từng có trong lịch sử thiệt hại do thiên tai ở Tây Bắc. Giới chuyên gia đánh giá, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này chủ yếu là do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và chất lượng môi trường sinh thái bị suy giảm. Vẫn biết thiên tai khó lường và thường xảy đến bất ngờ, song thực tế cho thấy, nếu người dân và cộng đồng nâng cao ý thức phòng tránh, chủ động và sáng tạo trong ứng phó thì các thiệt hại sẽ giảm. Đây chính là thông điệp mà nhóm tác giả CQTT khu vực Tây Bắc muốn đề cập trong phóng sự “Sạt lở đất tại Tây Bắc: Làm gì để thích nghi?”
Các tỉnh Tây Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hoàn lưu cơn bão số 3. Trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, ngập úng, sạt lở nhiều nơi, các địa phương đang dồn lực vừa ứng phó, vừa khắc phục hậu quả, nỗ lực bảo đảm an toàn cho nhân dân.
Bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền. Trước dự báo hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn cho các tỉnh Tây Bắc từ tối nay 7/9, suốt những ngày qua, các địa phương trong khu vực gồm Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái và Lào Cai đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó. Hiện các địa phương đã sẵn sàng các tình huống, khi nhiều tỉnh, thành phố đã có mưa.
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng – nhà lãnh đạo liêm chính, trí tuệ, mẫu mực mà bình dị, người được nhân dân hết lòng yêu mến và kính trọng đã đi xa. Nhưng cuộc đời hoạt động và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cùng tình cảm, sự quan tâm mà ông dành cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Tây Bắc sẽ còn mãi. Đó chính là điểm tựa, là nguồn động viên tinh thần to lớn để mỗi người không ngừng phấn đấu vươn lên, quyết tâm xây dựng bản làng, quê hương ngày càng giàu đẹp, phát triển.
Văn hóa là hồn cốt của mỗi dân tộc. Thấm nhuần quan điểm ấy của Đảng và khắc ghi câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc luôn quan tâm tới việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhằm tạo sức mạnh nội sinh để phát triển.
Những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp của Đảng, của dân tộc đã để lại những tình cảm sâu sắc trong lòng cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Nhiều người đã chia sẻ những tình cảm của mình với Tổng Bí thư, một người lãnh đạo luôn gần gũi, quan tâm đặc biệt đến các tầng lớp nhân dân và luôn trăn trở với sự phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Chủ động tham gia chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ ở khắp các vùng miền trên cả nước lập nghiệp. Nhất là đối với các chị em phụ nữ dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, thương mại điện tử giúp kết nối nhà sản xuất với người mua, thu hẹp khoảng cách vùng miền. Nếu như trước đây, nguồn hàng nông sản tại các tỉnh miền núi, vùng cao rất đa dạng, phong phú, nhưng việc tìm đầu ra cho sản phẩm luôn là thách thức, trở ngại lớn. Giờ đây, việc đưa sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử đã mở ra hướng đi mới trong khởi nghiệp, giảm nghèo bền vững.Chương trình Khởi nghiệp bàn về chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, gắn với chuyển đổi số” với sự tham gia của hai khách mời là chị Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc công ty TNHH XNK Thảo dược Hằng Moon (tỉnh Nghệ An) và chị Khả Thị Hạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông và Thương mại dịch vụ Tây bắc TV (tỉnh Lai Châu).
Nhờ xây dựng chương trình hành động sát hợp với thực tiễn, huy động cả hệ thống chính trị cùng tích cực vào cuộc, nên việc thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững tại các địa phương Tây Bắc đã đạt nhiều kết quả khả quan, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, giúp các địa phương từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.
Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc ngay trên mảnh đất quê hương.
Đang phát
Live