Hôm nay (18/10), vòng đàm phán thứ 6 về soạn thảo Hiến pháp Syri do Liên hợp quốc bảo trợ sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sỹ. Đây được xem là cơ hội để xây dựng lại Syri sau một kỷ chiến tranh, qua đó mang lại hòa bình thực sự cho người dân nước này.
Chiến sự ở Syria lại nóng lên với một loạt động thái làm gia tăng căng thẳng của các bên liên quan. Trước các vụ không kích ngày một gia tăng từ Israel, chính phủ Syria đã kích hoạt hệ thống phòng không nhằm ngăn chặn và hạn chế thiệt hại. Trong khi đó, nước làng giềng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị triển khai chiến dịch quân sự mới tại Syria. Tình hình ở Syria trở nên trầm trọng hơn cũng đã buộc quân đội Nga bắt đầu chuyển giao các loại vũ khí mới tới Syria. Những động thái cứng rắn từ các bên liệu có đẩy cuộc chiến ở Syria trước lằn ranh đỏ. Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích nội này.
Ngày 26/5, người dân Syria đã bỏ phiếu chọn ra nhà lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ mới. Đây là lần thứ 2, Syria tổ chức bầu cử Tổng thống kể từ khi cuộc nội chiến nổ ra năm 2011. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh các cuộc xung đột đã khiến khoảng nửa triệu người Syria thiệt mạng, một nửa dân số phải tỵ nạn sang các nước láng giềng hoặc khu vực châu Âu.
Một thập niên trước, vào tháng 3 năm 2011, một làn sóng nổi dậy ủng hộ dân chủ đã lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông. Các nhà lãnh đạo bị lật đổ, các cuộc bầu cử được tổ chức, nhưng "giấc mơ dân chủ"chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ. Tại Syria, làn sóng biểu tình 10 năm trước đã kéo theo một cuộc nội chiến đẫm máu và dai dẳng, đến tận bây giờ, với gần 400 người đã thiệt mạng, hàng triệu người di tản chưa thể trở về quê hương. Ngày 15/3 - được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria và cũng là thời điểm mà có lẽ nhiều người dân ở quốc gia Trung Đông này không bao giờ muốn nhớ lại.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa họp định kỳ hàng tháng về tiến trình chính trị tại Syria. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh xung đột và khủng hoảng tại Syria đã diễn ra đúng một thập kỷ.
Cách đây 10 năm, một “ngọn lửa” đã bùng phát tại thế giới Arab kéo theo nhiều thay đổi và cả hy vọng ở thời điểm đó. Hàng loạt sự kiện gây rúng động khu vực từ cuối 2010 mà phương Tây gọi là Mùa Xuân Arab tạo ra các hệ quả về dài hạn. Từ sự sụp đổ nhanh chóng của các chính phủ đến sự trỗi dậy rồi sụp đổ của một vương quốc thánh chiến mang tên Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Trung Đông, Bắc Phi đã trải qua thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 trong tình trạng biến động không ngừng. “Mùa xuân Ả-rập” còn lại gì sau những biến động đó?
Khu vực biên giới Syria - Israel lại vừa được « hâm nóng » bởi các vụ tấn công bằng tên lửa. Hãng tin nhà nước SANA của Syria thông tin, các tên lửa của Israel đã được phóng từ Cao nguyên Golan, vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Syria, nhằm vào các mục tiêu ở phía nam thủ đô Damas. Phòng không Syria đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này nhưng cuộc tấn công đã khiến 7 binh sĩ Syria bị thương. Đây là động thái mới nhất trong hàng loạt vụ tấn công mà các nguồn tin tình báo phương Tây cho rằng do phía Israel tiến hành nhằm vào các mục tiêu được Iran hậu thuẫn ở Syria. Theo giới quan sát, những diễn biến này đang càng làm phức tạp thêm mối quan hệ chồng chéo Israel - Syria - Iran. BTV Phương Hoa có cuộc trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông.
- Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng: Trách nhiệm không chỉ của tài xế.- Nhân sự đại hội: Mỗi lá phiếu phải dĩ công vi thượng.- Xung đột tại khu vực biên giới Syria - Israel lại diễn biến phức tạp.- Bài đầu tiên trong loạt phóng sự “Từ khói lửa chiến tranh cùng vun đắp hòa bình” với nhan đề “Khát vọng hòa bình trong khói lửa chiến tranh”.- Trung Quốc có thể trả đũa Nokia, Ericsson nếu EU cấm Huawei.
Cùng với điểm nóng Mỹ-Trung và cuộc tổng tuyển cử tại Singapore, việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không thể gia hạn Nghị quyết nhân đạo xuyên biên giới Syria, cho dù nghị quyết đã chính thức hết hạn hôm 10/7. Đây là lần thứ hai trong tuần này, Hội đồng Bảo an không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Syria. Trong cuộc bỏ phiếu hôm 10/7, Nga và Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu kéo dài hoạt động cứu trợ nhân đạo ở Syria. Đáp lại, Mỹ, Anh, Pháp, Đức lại lên tiếng phản đối Nga và Trung Quốc. Vì sao Hội đồng Bảo an vẫn không thể thông qua một nghị quyết nhân đạo trong vấn đề Syria? Và tác động của nó tới tình hình khu vực ra sao? Trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông.
- Quy hoạch để báo chí phát triển lành mạnh và hiệu quả hơn.- Lúng túng xử lí tình trạng karaoke loa kéo gây nhiều bức xúc ở TPHCM.- Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chia rẽ sâu sắc về vấn đề Syria: Sẽ tác động xấu đến ổn định khu vực?- Thị trường bất động sản "phân lô bán nền" và câu chuyện quản lý.- WHO thành lập Ủy ban độc lập đánh giá công tác xử lý dịch COVID-19.
Đang phát
Live