Ngày 6/1, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary, ông Szijjártó cho biết, nước này sẽ mở lại Đại sứ quán tại thủ đô Damascus của Syria sau khi tình hình an ninh bắt đầu ổn định trở lại.
Bộ Tài chính Syria hôm qua (5/1) cho biết, chính phủ nước này sẽ tăng lương cho nhiều nhân viên khu vực công lên 400% vào tháng tới, sau khi hoàn tất tái cấu trúc hành chính các cơ quan chính phủ, nhằm tăng hiệu quả và trách nhiệm giải trình.
Nhà cầm quyền trên thực tế của Syria – ông Ahmed al-Sharaa hôm qua đã họp với các lực lượng vũ trang khác nhau tại nước này và thông báo đạt được sự đồng thuận về việc giải thể các nhóm này để hợp nhất về Bộ Quốc phòng. Đây có thể được xem là một thành công lớn của chính quyền lâm thời Syria, nếu có sự chấp thuận của Lực lượng Dân chủ Syria do người Cuốc lãnh đạo, đang nắm giữ một phần lãnh thổ rộng lớn. Tuy nhiên, mọi thứ chưa chuyển biến dễ dàng như vậy.
Cuối tuần qua, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ - ông Hakan Fidan đã tới thăm Syria và có cuộc gặp với nhà lãnh đạo quốc gia này là Ahmed Al-Sharaa . Trong đó, ông Hakan Fidan nhấn mạnh sự cần thiết của việc thống nhất và ổn định Syria. Để đạt mục tiêu này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hỗ trợ Syria xây dựng một bản hiến pháp mới, đồng thời kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Syria. Theo giới phân tích, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang muốn tìm kiếm vị thế mới trong cuộc “tái cơ cấu quyền lực” ở Trung Đông thời kỳ “hậu Assad”, Thổ Nhĩ Kỳ đang có khá nhiều lợi thế, xuất phát từ việc ủng hộ cho lực lượng đối lập ở Syria trước đây. Giờ đây, việc Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường tiếp xúc với chính quyền mới ở Syria nhằm mục tiêu biến những lợi thế đó thành quyền lực thực sự. Phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông sẽ phân tích rõ hơn những nỗ lực này của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan hôm qua (15/12) cho biết, nước này sẵn sàng làm trung gian giữa Mỹ và chính phủ chuyển tiếp Syria, đồng thời cho rằng Syria sẽ không trở thành “đấu trường cho các cuộc xung đột”.
Trong tuần, Syria đã trở thành điểm nóng mới tại Trung Đông sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ. Hiện Syria đang bước vào giai đoạn chuyển tiếp, tuy nhiên, sự khởi đầu mới của Syria diễn ra như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự phân chia quyền lực của các phe phái. Trong khi đó, những biến động chính trị tại Syria tiếp tục ảnh hưởng xấu đồng thời có thể tạo ra hiệu ứng “domino” dây chuyền đối với Trung Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua (13/12) cho biết, nước này ủng hộ Syria sớm đạt được hòa bình và tìm ra kế hoạch tái thiết đáp ứng được nguyện vọng của người dân thông qua đối thoại toàn diện.
Truyền thông khu vực dẫn lời quan chức ngoại giao Qatar hôm qua (13/12) đưa tin, một phái đoàn từ Qatar dự kiến sẽ đến Syria vào ngày mai (15/12) để họp với các thành viên trong chính phủ chuyển tiếp sau khi Tổng thống Bashar Al-Assad bị lật đổ.
Sau một thời gian dài tạm lắng, những ngày cuối năm, giao tranh ở Syria bất ngờ bùng phát trở lại. Lực lượng đối lập lợi dụng tình hình biến động trong khu vực đã tiến hành các cuộc tấn công táo bạo, dồn dập tại các địa phương phía Bắc và giành quyền kiểm soát Aleppo - thủ phủ kinh tế của đất nước, sau đó tiến vào thủ đô Damascus. Với việc Tổng thống Bashar al-Assad rời khỏi đất nước và lực lượng đối lập tuyên bố giành quyền kiểm soát, giới quan sát lo ngại chiến trường Syria có nguy cơ trở thành một điểm nóng mới, lôi kéo các quốc gia đối thủ trong và ngoài khu vực tham gia.
Syria, một đất nước từng chìm trong nội chiến suốt hơn một thập kỷ, giờ đây đang đối mặt với một bước ngoặt lịch sử sau sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 2011 không chỉ để lại những vết thương sâu sắc cho người dân mà còn đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn và chia rẽ. Trong bối cảnh lực lượng nổi dậy tuyên bố kiểm soát thủ đô Damascus, tương lai của Syria trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết. Ai sẽ định hình con đường phía trước? Người dân Syria liệu có cơ hội “tái sinh” hay tiếp tục đối mặt với những bất ổn và xung đột? Cùng nghe những chia sẻ của Đại sứ Nguyễn Quang Khai – người có nhiều năm công tác tại Trung Đông để có những góc nhìn ban đầu về “điểm nóng” Trung Đông này.
Đang phát
Live