
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
Điện lực là ngành kết cấu hạ tầng kỹ thuật quốc gia. Đầu tư cho phát triển điện lực phải đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đặt quyết tâm hiện thực hoá “mục tiêu kép”, đó là chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng. “Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Sau gần 20 năm thi hành và trải qua 04 lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 2012, 2018, 2022 và 2023), Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) lần này đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình một kỳ họp ngay tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra. Theo kế hoạch, ngày mai (26/10) Quốc hội sẽ thảo luận tại Tổ và ngày 07/11 tới đây Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo luật này. Với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn Dự luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển “đột phá” cơ sở hạ tầng điện, phóng viên Nguyên Long thực hiện loạt bài 3 kỳ “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam”. Bài đầu tiên có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để tập trung sức mạnh nguồn lực”.
Theo Quy hoạch Điện VIII, đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu khí LNG có thể đạt 22.400 MW (chiếm ~ 26.5% so với công suất đặt thời điểm hiện tại của hệ thống điện); Công suất nguồn điện gió ngoài khơi đạt 6.000 MW (chiếm ~ 4% công suất đặt của hệ thống điện). Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có các cơ chế (về sản lượng điện huy động, giá điện) để phát triển điện khí thiên nhiên trong nước, điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi (ĐGNK). Điều này sẽ tạo ra rào cản, không thu hút được các nhà đầu tư và có nguy cơ làm chậm tiến độ các nguồn điện theo Quy hoạch Điện VIII. Thông tin được đưa ra tại toạ đàm “Luật điện lực sửa đổi: Các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung” (theo tinh thần Nghị quyết 55-NQ/TW, Kết luận 76-KL/TW của Bộ chính trị) do Hội dầu khí Việt Nam (VPA) tổ chức hôm nay (16/10/2024).
Nhiều nước phương Tây đang “đứng ngồi, không yên” khi mới đây Tổng thống Nga Putin tuyên bố sửa đổi học thuyết hạt nhân của nước này. Tuyên bố được coi là thông điệp “cứng rắn” của Nga gửi các nước phương Tây đang hỗ trợ Ukraine tấn công lãnh thổ Nga.
Hội thảo “Đổi Mới Sáng Tạo - Liều thuốc phát triển ngành Y Dược” được Báo Đầu tư tổ chức ngày 25/09 ở Hà Nội. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh thị phần của thuốc generic (một dạng bản sao của thuốc phát minh đã hết bản quyền) đang ngày càng bị thu hẹp thì ngành Dược Việt Nam cần chuyển sang sản xuất thuốc sinh học và thuốc sinh học tương tự.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện nay có hơn 2.500 chung cư cũ cần được cải tạo, xây mới. Riêng ở Hà Nội, số chung cư cũ chiếm khoảng 2/3 số này. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên, đến nay tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố vẫn rất chậm. Luật Nhà ở (sửa đổi) 2023 có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2024 với nhiều điểm mới, được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Sáng nay 9/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Luật Đầu tư công (sửa đổi) với các tỉnh, thành phố thuộc 2 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Vùng Tây Nguyên. Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương chủ trì Hội thảo. PV Xuân Lan thông tin:
Nhằm giảm thiểu những thiệt hại ngày càng gia tăng do lừa đảo, Australia đã tiến hành sửa đổi Đạo luật Chống lừa đảo trực tuyến, buộc các ngân hàng, hãng truyền thông, nền tảng mạng xã hội phải thắt chặt hơn nữa việc quản lý và ngăn chặn các nội dung lừa đảo với mức phạt lên tới 50 triệu đô-la Australia (AUD).
Từ ngày 1-7-2025, Luật BHXH mới sẽ chính thức có hiệu lực gồm 11 chương, 141 điều, với nhiều quy định mới nhằm mở rộng, tăng quyền và lợi ích để thu hút người lao động tham gia BHXH, đặc biệt là đảm bảo cho người lao động thụ hưởng những quyền lợi hưu trí thay vì nhận BHXH một lần.
Góp ý để hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, GS-TS Nguyễn Thiện Nhân - Đại biểu Quốc hội khóa XV; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM - đưa ra 11 giải pháp để phát triển dân số, đất nước bền vững, gia đình và người dân hạnh phúc. Trong đó ông nhấn mạnh điều kiện làm việc, chế độ nghỉ khi có thai và sinh con, chế độ lương và thăng tiến ở doanh nghiệp phải khuyến khích việc lập gia đình và sinh con, không tạo ra xung đột giữa việc làm và gia đình, có con. Đề xuất quy định giờ làm việc, lương đủ sống để nâng chất lượng dân số cũng là chủ đề của Dòng chảy sự kiện chiều nay với sự tham gia của Ths.Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chi Cục trưởng, Chủ tịch Công đoàn Chi cục dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hòa Bình.
Đang phát
Live