
Góp ý để hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, GS-TS Nguyễn Thiện Nhân - Đại biểu Quốc hội khóa XV; nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM - đưa ra 11 giải pháp để phát triển dân số, đất nước bền vững, gia đình và người dân hạnh phúc. Trong đó ông nhấn mạnh điều kiện làm việc, chế độ nghỉ khi có thai và sinh con, chế độ lương và thăng tiến ở doanh nghiệp phải khuyến khích việc lập gia đình và sinh con, không tạo ra xung đột giữa việc làm và gia đình, có con. Đề xuất quy định giờ làm việc, lương đủ sống để nâng chất lượng dân số cũng là chủ đề của Dòng chảy sự kiện chiều nay với sự tham gia của Ths.Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chi Cục trưởng, Chủ tịch Công đoàn Chi cục dân số Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hòa Bình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).- Chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế, làm giàu từ đất trồng lúa.- Quảng Bình cơ bản dập tắt vụ cháy rừng thông.- Phó Tổng thống Mỹ Camala Haris nhận được sự ủng hộ từ nhân vật có ảnh hưởng lớn trong đảng Dân chủ.- Các hãng hàng không gia hạn ngừng bay đến và đi từ Trung Đông.
- Phỏng vấn ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Phát triển nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) về triển vọng thị trường bất động sản khi các Luật quan trọng có hiệu lực sớm từ 1/8; - Các luật quan trọng có hiệu lực: Cần khẩn trương hành động để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; - Vĩnh Phúc tập trung cao độ để hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm.
Quốc hội thông qua Luật Thủ đô sửa đổi với nhiều qui định mới mang tính đột phá.- Dự hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thủ tướng yêu cầu Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.- Hơn 1 triệu thí sinh hoàn thành môn Ngoại ngữ - môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Cuối giờ chiều nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Họp báo thông tin toàn diện về Kỳ thi năm nay.- Trung Quốc kỷ niệm trọng thể 70 năm đề ra “5 nguyên tắc chung sống hòa bình”.- Bà Usula được chọn tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu thêm một nhiệm kỳ nữa. Người đứng đầu Uỷ ban châu Âu nêu rõ, nền công nghiệp quốc phòng của EU sẽ cần tới 500 tỷ euro trong 10 năm tới để ứng phó với các thách thức.- Nhật Bản thay thế Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách ngoại hối, trước việc đồng yên trượt giá xuống mức thấp nhất 38 năm qua.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Công đoàn sửa đổi. Dự án Luật hoàn thiện về tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn và tăng cường vai trò công đoàn Việt Nam trong bối cảnh mới.- Đóng điện hạng mục thứ 2 thuộc Dự án đường dây 500 kV mạch 3.- Sạt lở nghiêm trọng tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn khiến 4 người trong một gia đình tử vong.- Tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Liên minh Châu Âu.- Hàng chục nghìn người dân Nhật Bản phải sơ tán do mưa lớn trên diện rộng.- Mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên bang Nga nhân chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Vladimia Putin.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, sáng nay (27/5), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại phiên họp, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến, đó là lựa chọn phương án về quy định rút BHXH một lần, đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động và hạn chế tình trạng rút BHXH một lần vẫn gia tăng trong thời gian vừa qua.
Nhiều địa phương thực hiện tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành việc xây dựng Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024, dự kiến sẽ trình Chính phủ trước 10/5 tới- Khởi tố nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"- Phong trào Ha-mát và các nhà trung gian hòa giải của Ai Cập đã đạt được đồng thuận về nhiều vấn đề bất đồng trong cuộc đàm phán đang diễn ra tại thủ đô Cairo- Canada bắt giữ 3 công dân Ấn Độ liên quan đến vụ ám sát thủ lĩnh phong trào Khalistan
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo luật Công đoàn sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 trong tháng 5 tới và thông qua tại kỳ họp thứ 8. Việc dự án luật sớm được ban hành là nhằm kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết số 02- của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới và bảo đảm triển khai đồng bộ với các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.
Cùng với các chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài, nguồn lao động chất lượng cao, Hà Nội cũng cần có chính sách chủ động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô giai đoạn tới. Đó là nội dung Hội thảo khoa học thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi) do Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức chiều 25/4.
Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030" đặt mục tiêu, phấn đấu đến năm 2030 tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Theo đó, tại Nghị quyết số 01 ngày 5/1 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ nhà ở xã hội trong năm 2024. Để thực hiện được mục tiêu này, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành tập trung xây dựng các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở để tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật, triển khai hiệu quả, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Đối với các địa phương, khẩn trương lập, sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch khu công nghiệp, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triểnnhà ở xã hội. Đối với các doanh nghiệp, chủ động rà soát đối tượng, điều kiện, đăng ký với UBND cấp tỉnh để được công bố trong danh mục vay vốn ưu đãi từ gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng.
Đang phát
Live