
VOV1 - Ngày 3/2, Thủ tướng Pháp Francois Bayrou đã sử dụng điều 49.3 trong Hiến pháp của nước này để cố gắng thông qua Dự thảo ngân sách 2025, bất chấp lời cảnh báo từ các đảng đối lập sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm, đẩy Chính phủ mới đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Chính trường Đức bất ổn sau khi Thủ tướng Olaf Scholz thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, chấm dứt chính phủ liên minh 3 đảng do ông lãnh đạo kể từ năm 2021. Điều này đồng nghĩa với việc Đức sẽ tổ chức bầu cử liên bang mới vào đầu năm tới. Hiện các chính đảng đang tích cực chuẩn bị và sẽ sớm công bố chương trình tranh cử. Câu hỏi đặt ra là tại sao Thủ tướng Đức Olaf Scholz lại yêu cầu quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm để được thua và mở đường tiến tới bầu cử sớm? Điều này ảnh hưởng thế nào tới chính trường nước Đức cũng như Liên minh châu Âu? PV Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.
Chính trường Đức ghi nhận những diễn biến mới với việc Quốc hội liên bang bỏ phiếu tín nhiệm đối với chính phủ thiểu số của Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Trước đó 12 ngày, Quốc hội Pháp cũng bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với thủ tướng Pháp, mở đường cho Thủ tướng mới lên thay. Việc 2 Chính phủ lớn ở châu Âu bị bỏ phiếu bất tín nhiệm tại quốc hội phần nào cho thấy khủng hoảng chính trị ở châu Âu hiện nay.
6 tháng sau khi chính phủ tiền nhiệm bị giải tán, chính phủ non trẻ mới được thành lập được 3 tháng của Thủ tướng Michel Barnier tiếp tục nối gót, sụp đổ sau khi không thể vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ngày hôm qua (4/12) do liên minh cánh tả đề xuất, đẩy nước Pháp lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị.
Chính phủ của Thủ tướng Pháp Michel Barnier đang tiếp tục bế tắc trong nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ nhằm thông qua Dự luật ngân sách năm 2025, thậm chí đứng trước nguy cơ sụp đổ. Không dừng lại ở đó, nhiều chính đảng còn đang gây sức ép, kêu gọi Tổng thống Emmanuel Macron - người được cho phải chịu trách nhiệm cho những bế tắc hiện nay, phải từ chức. Với những diễn biến “không lối thoát”, liệu tương lai chính phủ của Thủ tướng Barnier cũng như cá nhân Tổng thống Macron phải đối diện những kịch bản nào? Phóng viên Anh Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Pháp đề cập nội dung này.
Chính phủ liên minh của Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte hôm qua đã sụp đổ do bất đồng không thể vượt qua về cách giải quyết vấn đề người di cư. Đây cũng là vấn đề gây chia rẽ tại nhiều quốc gia châu Âu trong bối cảnh làn sóng người di cư từ Trung Đông và Bắc Phi vẫn không ngừng đổ vào khu vực này trong những năm gần đây.
Hàng loạt tên tuổi lớn ở Thung lũng Silicon và lĩnh vực tài chính đang kêu gọi Chính phủ Mỹ can thiệp sau “vụ sụp đổ thế kỷ” của Ngân hàng thung lũng Silicon (SVB). Ngân hàng này đã bị cơ quan quản lý Mỹ buộc đóng cửa, sau khi khách hàng rút 42 tỷ đôla, tương đương 25% tổng số tiền gửi của ngân hàng chỉ trong một ngày. Theo Bloomberg, với khoảng 209 tỷ USD tài sản, Ngân hàng thung lũng Silicon đã trở thành ngân hàng phá sản lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.
Rời đất nước vì lo sợ Taliban trả thù, vì muốn cuộc sống tốt hơn; nhưng không phải người tị nạn Afghanistan nào cũng gặp may mắn. Nhiều người trong số họ đang kêu cứu, khi cuộc sống khó khăn, thiếu thốn đủ đường. Trong khi, bên trong đất nước Afghanistan, người dân cũng chịu chung số phận, thậm chí họ đang đứng trước nguy cơ nạn đói xảy ra, nền kinh tế sụp đổ.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Y tế đẩy nhanh việc sản xuất các trang thiết bị y tế và máy thở.- 455 người có liên quan đến bệnh nhân 237 người Thụy Điển đã được kiểm soát. Trong đó, 89 nhân viên y tế đã có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính.- Bệnh viện Dã chiến Củ Chi TP.HCM chính thức đưa robot khử khuẩn phòng cách ly đi vào hoạt động thay thế nhân viên y tế, tránh nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh.- Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam trong vụ đâm chìm tàu cá trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.- Gần 60.000 người tử vong vì dịch Covid-19, hệ thống y tế nhiều nước nghèo có nguy cơ sụp đổ trước đại dịch này.
Đang phát
Live