Tiếp tục chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng nay, thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), các đại biểu đề nghị có dữ liệu, bằng chứng, lượng hóa thích hợp và thuyết phục khi chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất 5%. Đồng thời đề nghị có giải pháp phát triển ngành sản xuất phân bón trong nước để không phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Trước yêu cầu phát triển bền vững, việc thực hiện những giải pháp kinh doanh dựa vào tự nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho doanh nghiệp. Không những giải quyết được những thách thức về tự nhiên, mà còn mang lại lợi ích kinh tế bền vững, nâng cao giá trị uy tín, thương hiệu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cho doanh nghiệp.
Tại tỉnh Quảng Trị đã hình thành 150 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị. Việc liên kết theo chuỗi giá trị khép kín đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, hợp tác xã và xã viên nông dân, góp phần giảm bớt nhiều khâu trung gian, giảm chi phí và tăng giá trị sản phẩm.
Nhiều năm qua, Công ty Trà Tâm Lan ở huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh đã phát triển mô hình sản xuất trà từ cây dược liệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, khu trồng dược liệu và nhà máy sản xuất của Công ty Trà Tâm Lan đều được thực hiện theo quy trình khép kín, xanh, tuần hoàn, góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay, đại diện Bộ Công thương khẳng định: 7 tháng qua, sản xuất công nghiệp nước ta có nhiều điểm sáng và bắt đầu tăng trưởng tốt.- Bộ Giáo dục và Đào tạo cảnh báo văn bản giả mạo tổ chức thi Olympic Toán học 2024.- UBND tỉnh Sơn La tìm phương án thoát nước cho những khu vực ngập úng kéo dài.- Máy bay chở Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina rời khỏi đất nước giữa lúc bạo lực trong nước bùng phát.- Ukraine nhận được gần 4 tỷ USD hỗ trợ từ Mỹ.- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam Cực đe dọa tương lai Trái Đất.
Vượt qua nhiều khó khăn, đặc biệt do tình hình thời tiết ảnh hưởng lớn đến sản xuất và tiêu thụ, tháng 7/2024, TKV đã nỗ lực điều hành sản xuất, các chỉ tiêu tháng cũng như lũy kế 7 tháng đầu năm đều đạt và vượt so với kế hoạch. TKV sẽ tăng cường biện pháp an toàn trong điều kiện bất thường của biến đổi khí hậu. Cùng với sản xuất, TKV dự kiến nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn than trong tháng 8/2024.
Cá kho “làng Vũ Đại” hay cá kho Nhân Hậu, cá kho làng Đại Hoàng, đều là tên gọi món cá kho cổ truyền của làng Đại Hoàng, nay là làng Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Hiện nay, món cá kho cổ truyền này đã trở thành đặc sản vùng miền nổi tiếng, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, từng bước khẳng định được giá trị, chất lượng trên thị trường. Chương trình chuyên gia của bạn có nội dung “Gìn giữ và phát triển thương hiệu sản phẩm truyền thống: Cá kho làng Vũ Đại”, khách mời là bà Trần Thiên Nga, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thiên Nga.
Thâm canh tác 3 vụ lúa/năm, sản lượng lúa hàng hóa từ 24 -25 triệu tấn, đóng góp lớn vào xuất khẩu gạo của Việt Nam. Việc thâm canh 3 vụ/năm nên lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng tại vùng ĐBSCL là rất lớn, ước tính mỗi năm lên tới hàng triệu tấn phân bón và thuốc BVTV. Tuy nhiên vấn đề lạm dụng thuốc BVTV đã gây ra những hệ lụy không hề nhỏ, ảnh hướng đến môi trường sinh thái, hàng xuất khẩu bị trả về, đây là những thiệt hại vô cùng to lớn đối với ngành nông nghiệp. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, hướng đến một nền nông sinh thái, an toàn, bền vững, nâng cao giá trị nông sản đang được các địa phương trong vùng ĐBSCL hướng tới.
Báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV đều đạt và vượt kế hoạch điều hành. Trong đó, than cung cấp cho hộ sản xuất điện đạt 56% kế hoạch, tăng 2 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2023.
Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là cách tiếp cận của chính sách môi trường phổ biến trên thế giới và được đánh giá là công cụ hiệu quả trong quản lý rác thải. Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á đầu tiên áp dụng công cụ này và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ở nước ta. Đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức bởi các quy định, quy trình mới luôn cần thời gian để triển khai và thực thi một cách thông suốt và hiệu quả.
Đang phát
Live