Báo cáo của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 10 và 10 tháng năm 2024, TKV đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Doanh thu toàn TKV đạt bằng 102,5% so với cùng kỳ, than thương phẩm đạt 40,98 triệu tấn. Có được kết quả này là nhờ công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt các đơn vị sản xuất, sàng tuyển, tiêu thụ than theo kế hoạch, chuẩn bị nguồn và tiêu thụ, phối hợp điều hành kế hoạch sản xuất, nhanh chóng khắc phục hậu quả mưa bão và ổn định sản xuất trở lại. TKV cam kết dự trữ và cung ứng đủ than phục vụ cho sản xuất điện và nền kinh tế trong năm 2024.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề mưa lũ, đặc biệt cơn bão số 3 lịch sử, song trong tháng 9/2024 nông sản xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục, đạt gần 1 tỷ USD, góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm nay đạt gần 5,7 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, nối tiếp đà tăng trưởng của hàng nông sản. Trong đó, có những mặt hàng tiếp tục có vị trí tăng trưởng vượt bậc, tiêu thụ số lượng lớn vào các thị trường truyền thống và mới thiết lập. Mức tăng trưởng kỷ lục, liên tục xô đổ những mốc lịch sử được thiết lập trước đó cho thấy, nông sản Việt đang ngày càng phát triển mạnh, thiết lập chuỗi kỳ tích, vươn mình tới mọi thị trường, kể cả khó tính nhất. Những tháng cuối của năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm cán đích mục tiêu của ngành nông nghiệp đã đề ra trong năm là 55 tỷ USD. Ông Lê Thanh Hoà – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng bàn luận câu chuyện này.
Viện Quy hoạch Thủy lợi thông tin: “Dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp” vụ mùa năm 2024: - Toàn vùng Tây Nguyên bố trí diện tích gieo trồng cây hàng năm khoảng 366,2 nghìn ha (137,8 nghìn ha lúa, 228,4 nghìn ha cây hàng năm khác), diện tích cây lâu năm khoảng 880,7 nghìn ha. Các công trình thủy lợi trong vùng có nhiệm vụ cấp nước cho tổng diện tích khoảng 232,7 nghìn ha (73,7 nghìn ha lúa, 9,9 nghìn ha cây hàng năm khác và 149,1 nghìn ha cây lâu năm), các công trình trong bản tin có nhiệm vụ cấp nước cho tổng diện tích khoảng 71,3 nghìn ha (30,5 nghìn ha lúa, 5,8 nghìn ha cây hàng năm khác, 35 nghìn ha cây lâu năm). - Tổng lượng mưa trong vụ Mùa 2024 phổ biến đạt từ 1.000÷1.700 mm. So sánh với cùng kỳ TBNN phổ biến ở mức cao hơn từ 5÷10%, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện cơ bản đảm bảo cấp nước cho vụ Mùa 2024. - Theo kết quả tính toán khả năng cấp nước các công trình, lưu vực sông Sê San, diện tích sản xuất vụ Mùa là 8.950 ha, nhu cầu nước ở mức 15,7 triệu m3, khả năng đáp ứng nước là 100%. Tại lưu vực sông Ba, diện tích sản xuất vụ Mùa là 15.493 ha, nhu cầu nước ở mức 102,1 triệu m3, khả năng đáp ứng nước là 100%. Tại lưu vực sông Srêpốk, diện tích sản xuất vụ Mùa là 32.273 ha, nhu cầu nước ở mức 267,7 triệu m3, khả năng đáp ứng nước là 100%. Lưu vực sông Đồng Nai, diện tích sản xuất vụ Mùa là 14.573 ha, nhu cầu nước ở mức 23,8 triệu m3, khả năng đáp ứng nước là 100%. - Kết quả tính toán dự báo nguồn nước trong các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện cơ bản đảm bảo cấp nước cho vụ Mùa 2024. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm tuyên truyền việc sử dụng nước tiết kiệm, giảm thất thoát, đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới khu vực Tây Nguyên năm 2024.
Viện Quy hoạch Thủy lợi thông tin “Dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước cho sản xuất nông nghiệp” vùng Nam Trung Bộ Vụ Hè Thu với nội dung cụ thể như sau: - Vụ Hè Thu 2024, vùng Nam Trung Bộ bố trí sản xuất với tổng diện tích cây hàng năm là 355,6 nghìn ha (218,7 nghìn ha lúa, 136,9 nghìn ha màu và cây hàng năm khác), diện tích cây lâu năm là 53,7 nghìn ha. Các công trình thủy lợi trong vùng có nhiệm vụ cấp nước cho tổng diện tích là 270,4 nghìn ha (203,8 nghìn ha lúa, 44,3 nghìn ha màu và cây hàng năm khác, 22,3 nghìn ha cây lâu năm). - Tình trạng khó khăn về nguồn nước tưới tiếp tục xảy ra trên địa bàn tỉnh Phú Yên làm ảnh hưởng đến khoảng 631,5 ha cây trồng tại khu tưới hồ Tân Lập (77 ha), hồ Phú Xuân (123,5 ha) và cuối kênh đập Đồng Cam (431 ha), đơn vị quản lý tiếp tục phải duy trì các trạm bơm dã chiến để bơm nước từ các sông suối gần đó vào các kênh không đủ nước phục vụ tưới chống hạn. Lượng nước trong các hồ chứa thủy lợi hiện tại đạt từ 22÷55% dung tích thiết kế, thấp hơn so với cùng kỳ TBNN khoảng 2%. - Các công trình cơ bản đảm bảo phục vụ cấp nước, tuy nhiên tại 3 công trình gồm: hồ Tân Lập, hồ Phú Xuân và cuối kênh đập Đồng Cam (Phú Yên) cần tiếp tục bơm tưới chống hạn giai đoạn cuối vụ cho tổng diện tích khoảng 500÷600 ha. Đối với vùng sản xuất ngoài phạm vi tưới các công trình thủy lợi, do trong vùng đã có mưa trong khoảng 2 tháng qua đồng thời dự báo tuần tới tiếp tục có mưa trên diện rộng nên nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước có thể chỉ xảy ra ở phạm vi cục bộ. - Các hồ chứa thủy điện cần vận hành theo đúng quy trình vận hành liên hồ và đơn hồ, mực nước trong các hồ duy trì trong khoảng mực nước cho phép trong mùa cạn theo quy trình vận hành. Trong thời vụ sản xuất còn lại cần phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch vận hành xả nước để đảm bảo nguồn nước cho các trạm bơm vùng hạ du các lưu vực sông trong khu vực phục vụ cấp nước sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. - Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm tuyên truyền việc sử dụng nước tiết kiệm, giảm thất thoát, đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới trong giai đoạn cuối vụ Hè Thu 2024.
Để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3, trong hơn 1 tháng qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức nhiều cuộc họp, cử các đoàn công tác đi kiểm tra cùng với địa phương để đánh giá, xác định cụ thể thiệt hại, đồng thời yêu cầu từng lĩnh vực tổ chức kêu gọi sự hỗ trợ chung tay từ các doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3.- Không khí rộn ràng ngày mùa trên cánh đồng Mường Than, tỉnh Lai Châu.- Nhà xuất bản do hai phụ nữ gốc Việt sáng lập nhận giải thưởng Nhà xuất bản Đức xuất sắc năm 2024.- Mỹ cùng 3 đồng minh châu Âu là Pháp, Đức và Anh kêu gọi chấm dứt chiến sự tại dải Gaza.- Kính viễn vọng Oclip của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) công bố những bức ảnh đầu tiên về bản đồ vũ trụ.
Công nghệ hiện đang hỗ trợ rất nhiều trong mọi ngành nghề đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp. Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi với doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri - một người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế về kinh doanh nông sản góp phần xây dựng và đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Hiện tại, bà đã phát triển phần mềm Auto Agri, một giải pháp công nghệ thông minh giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp và mở ra những cơ hội đầy triển vọng cho nông dân Việt Nam. - Khách mời: Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri.
Tại ĐBSCL trong nhiều năm gần đây, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, như: mức độ thâm canh hóa, sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật… diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt là biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến chất lượng của đất, làm thay đổi đặc tính lý hóa của đất. Do vậy, vấn đề quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai ngày càng trở nên quan trọng ở khu vực sản xuất nông nghiệp trọng điểm của quốc gia.
Sáng nay (5/10), nhân dịp Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, tại Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác bảo tồn và phát huy làng nghề gốm truyền thống của người Chăm giữa 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.
Nhằm thúc đẩy việc hợp tác liên kết sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các tập đoàn đa quốc gia, những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), sáng nay, Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba) tổ chức hội thảo về: Chứng nhận AS9100- Hệ thống quản lý chất lượng ngành hàng không tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu”.
Đang phát
Live