Bắt đầu từ hôm nay - 22/6, Tổng thống Brazil Lula da Silva có chuyến thăm Pháp hai ngày và gặp gỡ Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron. Trọng tâm của chuyến thăm là nỗ lực thúc đẩy một Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) - vốn vẫn đang đình trệ sau một thời gian dài đàm phán khó khăn. Vậy, đâu là những rào cản khiến hai bên chưa thể đạt được một thỏa thuận thương mại như kỳ vọng? Chuyến công du lần này liệu có mở ra cơ hội khơi thông cho hợp tác kinh tế-thương mại châu Âu-Nam Mỹ, cũng như tăng cường quan hệ song phương giữa Pháp và Brazil hay không?
Trong một động thái tăng tốc hâm nóng quan hệ, Saudi Arabia vừa đăng cai tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp Ả-rập - Trung Quốc lần thứ 10 trong 2 ngày 11 và 12/6. Hội nghị đã chứng kiến việc ký kết 30 thỏa thuận đầu tư trị giá 10 tỷ USD thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghệ, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, bất động sản, khoáng sản, chuỗi cung ứng, du lịch hay chăm sóc sức khỏe. Đây là bước tiến tiếp theo trong loạt các chiến lược mà các nước Ả-rập và Trung Quốc thực hiện nhằm xích lại gần nhau, bất chấp sự lo ngại của phương Tây. Thông điệp của cái bắt tay Ả-rập - Bắc Kinh là gì? Điều này sẽ tác động ra sao đến các trục quan hệ khi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh vị trí địa chiến lược tại khu vực Trung Đông.
Từ ngày 9/6 đến 18/6, tại TP.HCM diễn ra Tuần lễ Malaysia Madani với nhiều sự kiện thương mại, giáo dục và du lịch. Thông tin được bà Wong Chia Chiann, Tổng lãnh sự Malaysia tại TP. Hồ Chí Minh cho biết tại buổi gặp gỡ báo chí vào ngày 6/6, do Tổng lãnh sự quán Malaysia phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố tổ chức.
Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Australia Anthony Albanese hôm nay bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Anthony Albanese tới Việt Nam. Diễn ra chỉ 2 tháng sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Toàn quyền Australia David Hurley, chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Thủ tướng Anthony Albanese thể hiện sự coi trọng đặc biệt của Australia dành cho Việt Nam.
Lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương đang có chuyến thăm Hàn Quốc và có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Với chủ đề “Hướng tới sự thịnh vượng chung: Tăng cường hợp tác với Thái Bình Dương xanh”, hội nghị lần này tập trung thảo luận về cách thức Hàn Quốc có thể phối hợp giải quyết các vấn đề cấp bách nhất mà các đảo quốc Thái Bình Dương đang đối mặt như biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai và phát triển khu vực. Sự kiện lần này được đánh giá là một phần trong kế hoạch triển khai toàn diện Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hàn Quốc công bố hồi năm ngoái. Đây cũng là động lực quan trọng trong việc mở rộng tầm nhìn ngoại giao của Hàn Quốc sang khu vực Thái Bình Dương. TS.Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phân tích rõ hơn vấn đề này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa công bố kế hoạch hợp tác để giúp đưa các nước Trung Á lên tầm phát triển mới, từ xây dựng mạng lưới cơ sở hạ tầng đến thúc đẩy thương mại. Việc công bố kế hoạch chi tiết cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ Trung Quốc - Trung Á, trong đó thông qua Cơ chế Thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á đã mở ra kỷ nguyên mới, đưa quan hệ hợp tác song phương giữa Trung Quốc và các nước Trung Á toàn diện, sâu sắc và đa chiều.
Từ ngày 16-20/5, Tổng thống các nước Trung Á gồm Ca-dắc-xtan, Cư-rư-gư-xtan, Tát-ji-kít-xtan, Tuốc-mê-nít-xtan và U-dơ-bê-kít-xtan có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Không chỉ tăng cường quan hệ song phương với từng nước, Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - Trung Á tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Đây là HNCC đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Trung Quốc và 5 nước Trung Á thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 3 thập kỷ trước, được đánh giá là động thái thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khu vực. TS. Phan Cao Nhật Anh - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phân tích cụ thể hơn triển vọng mối quan hệ này.
Trong hai ngày 10 - 11/5, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị, đã có các cuộc thảo luận tại Vienna (Áo) về dỡ bỏ các rào cản trong quan hệ song phương. Cuộc gặp không được tiết lộ từ trước và là một trong những cuộc gặp cấp cao nhất giữa quan chức hai nước kể từ sau sự cố khinh khí cầu hồi đầu năm, khiến Ngoại trưởng Antony Blinken phải hoãn chuyến đi dự kiến tới Bắc Kinh.
Từ những tranh cãi lịch sử đến bất đồng về thương mại hay nguy cơ nước nhiễm xạ tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima, những nút thắt lớn trong quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc đang dần được tháo gỡ. Chuyến thăm Hàn Quốc đang diễn ra của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và chuyến thăm trước đó của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeon đã cho thấy nỗ lực của 2 nước nhằm đưa mối quan hệ song phương trở lại đúng hướng.
Chỉ từ đầu năm nay, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc đã chứng kiến nhiều tín hiệu “hàn gắn”, từ ngoại giao cho đến kinh tế. Chuyến thăm Hàn Quốc cuối tuần này của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida được cho sẽ tạo ra bước ngoặt mới cho hai quốc gia láng giềng Đông Bắc Á. Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của Thủ tướng Kishida tới Hàn Quốc kể từ khi ông lên nắm quyền vào tháng 10/2021. Sự kiện này cũng nằm trong nỗ lực nối lại hoạt động “ngoại giao con thoi” giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sau 12 năm gián đoạn. Cách đây hơn 1 tháng, Tổng thống Hàn Quốc đã tới thăm Nhật Bản, thể hiện chính sách ngoại giao tích cực của hai nước. Theo các nhà quan sát, mối quan hệ Nhật – Hàn nồng ấm trở lại sẽ khiến bức tranh an ninh khu vực Đông Á thay đổi.
Đang phát
Live