Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất sẽ diễn ra tại thủ đô Vientiane, Lào tới đây. Hội nghị lần này sẽ thảo luận nhiều vấn đề nhằm tăng cường vai trò của Nghị viện trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ nhất và thăm Lào từ ngày 4 đến 7/12/2023 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Saysomphone Phomvihane. Đây là sự kiện hết sức quan trọng và mang ý nghĩa lịch sử trong quan hệ giữa quốc hội 3 nước Campuchia-Lào-Việt Nam. Nhân dịp này, PV Đài TNVN thường trú tại Lào có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch Quốc hội thường trực Lào, bà Sounthone Xayachak về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Hội nghị, cũng như các nội dung chính mà Hội nghị sẽ thảo luận…
Năm 2022, lần đầu tiên, vào giữa nhiệm kỳ, Quốc hội, Khoá 15 đã quyết định tiến hành giám sát tối cao chuyên đề về: “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Đây là 3 chương trình lớn có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở những địa bàn khó khăn và thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo tinh thần Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng. Với tổng số vốn đầu tư hơn 408 nghìn tỷ đồng, 3 chương trình mục tiêu Quốc gia được ví như quyết sách mở đường để cho người dân thoát nghèo sau hơn hai năm thực hiện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, kết quả giám sát của Quốc hội được báo cáo mới đây tại Kỳ họp thứ 6 đã chỉ rõ: đến nay đã qua hơn nửa chặng đường nhưng khâu tổ chức thực hiện vẫn gặp không ít khó khăn. Nhiều nơi, các bộ ngành, địa phương vẫn còn lúng túng, thậm chí loay hoay khi thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia khiến cho việc giải ngân chậm tiến độ, hoặc có địa phương ở trong tình trạng có tiền nhưng không “tiêu” được, phải xin trả lại vốn cho ngân sách.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV đã kết thúc sau 22 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao. Quốc hội đã thông qua 7 Luật, 9 Nghị quyết và cho ý kiến 11 dự án Luật; lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; giám sát tối cao đối với việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Kỳ họp thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri cả nước với những phiên thảo luận sôi nổi tại Nghị trường với phát biểu thẳng thắn, trực diện của ĐBQH về các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và cho cả nhiệm kỳ 2021-2025. Các phiên chất vấn tại Kỳ họp theo nhóm lĩnh vực, đi đúng trọng tâm vấn đề đang tồn tại, cấp bách của thực tiễn cuộc sống, qua đó đã tạo nên phiên chất vấn "thực chất, mang tính xây dựng cao".
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 15 bế mạc sau hơn 22 ngày làm việc. Tại kỳ họp, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 07 luật, 08 nghị quyết; thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác và ban hành Nghị quyết chung của Kỳ họp.- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản, nêu tầm nhìn tương lai về quan hệ hai nước.- Trong chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kì, Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Phó Tổng thống Cevdet Yilmaz.- Bộ GD-ĐT chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn, Ngoại ngữ không bắt buộc.- Hàn – Triều tăng cường hiện diện binh lính và khí tài tại khu phi quân sự. Hy vọng về việc gia hạn thoả thuận ngừng bắn tại Gaza khi lực lượng Hamas thả thêm con tin trong đợt thứ 5.- Ấn Độ giải cứu thành công toàn bộ 41 thợ mỏ sau 17 ngày mắc kẹt trong vụ sập hầm.
Quốc hội bế mạc Kỳ họp thứ 6, thông qua nhiều quyết sách quan trọng, trong đó, Quốc hội đồng ý tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 1-1-2024 đến hết 30-6-2024 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế 10%, trừ một số hàng hoá đặc thù.- Kinh tế tiếp tục giữ ổn định, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu hơn 24 tỷ USD trong 11 tháng qua.- Các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định chủ động triển khai các giải pháp ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất.- Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ mở cơ hội gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO cho Phần Lan.- Thế giới tiếp tục kêu gọi Israel và lực lượng Hamas kiềm chế bạo lực.
Sau 22 ngày rưỡi làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, sáng nay, tại Hội trường Diên Hồng diễn ra phiên bế mạc kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 15. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự phiên họp. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên bế mạc. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 07 luật, 08 nghị quyết; thảo luận, cho ý kiến 08 dự án luật khác; thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng khác và ban hành Nghị quyết chung của Kỳ họp. Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15 đã thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn.
Sau 22 ngày rưỡi diễn ra Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 15, sáng nay (29/11), Quốc hội sẽ tổ chức bế mạc Kỳ họp với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Đây là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.
Kế hoạch trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia được Mỹ, Anh và Australia công bố hồi tháng 3/2023. Sau 8 tháng, kế hoạch này vẫn chưa được Quốc hội Mỹ thông qua. Tuy nhiên, hôm nay Australia tin tưởng kế hoạch này sẽ nhận được sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ.
Cần rà soát các quy định các cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi nhất để thành phố Hà Nội có sự tự chủ, năng động và linh hoạt hơn trong việc điều hành và thu hút đầu tư, quản lý nguồn kinh phí, con người, tạo cơ chế thu hút nhân tài …là các kiến nghị của đại biểu trong phiên thảo luận sáng nay tại hội trường về dự án Luật Thủ đô sửa đổi.
Đang phát
Live