
Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản trong năm 2024- Những "bông hoa" khơi dậy khát vọng vươn xa cho thế hệ trẻ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc- Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công an phối hợp để quản lý, bình ổn thị trường vàng- Những thách thức đặt ra đối với Mỹ và đồng minh tại khu vực Biển Đỏ khi lực lượng phiến quân Hou-thi liên tục tấn công các tuyến đường biển qua khu vực này - Vì sao 60% tàu thuyền trên lòng hồ Hòa Bình chưa được đăng kiểm?
Ngay tại buổi làm việc đầu tiên trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV sẽ thảo luận về một số nội dung mới hoặc còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật đất đai sửa đổi. Điều này cho thấy Quốc hội ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của dự thảo luật này, một dự luật có tác động sâu rộng đến mọi chủ thể trong xã hội, có ảnh hưởng quyết định không nhỏ đến sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Hiện ba vấn đề lớn trong dự thảo luật đất đai sửa đổi vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau đó là, thu hồi đất thực hiện dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở thương mại, dịch vụ; phương pháp định giá đất, thẩm quyền, trách nhiệm lựa chọn phương pháp định giá đất; dự án tạo quỹ đất, quỹ phát triển đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có thể nói, đây là ba vấn đề lớn, có nội dung chi phối, liên quan đến việc bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp cũng như quá trình sử dụng, phát huy nguồn lực đất đai sao cho phù hợp, hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước Lào ban hành Quyết định về quản lý ngoại tệ, yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ở ngân hàng Lào để giao dịch tài chính.
Singapore vừa thông qua Dự luật cho phép rà soát, kiểm tra, và thậm chí ngăn chặn việc các nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của các công ty trong nước nếu điều này bị coi là rủi ro đối với “an ninh quốc gia”.
Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã phát huy được vai trò trong việc kiểm soát thị trường vàng, tỷ giá và lãi suất trong hơn 10 năm qua, song theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia kinh tế, Nghị định cũng đến lúc cần sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
Sau 10 năm triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 tiêu chí, đến nay, hoạt động chất lượng bệnh viện đã được tiêu chuẩn hóa và quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi năm 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2024. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn xét tặng Giải thưởng quốc gia chất lượng bệnh viện và thời gian tới sẽ lần đầu tiên trao tặng giải thưởng này.
Việt Nam trước lựa chọn tăng trưởng kinh tế xanh- Quản lý vận hành đường cao tốc – cách nào hiệu quả?- Tăng cường giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa tại Sóc Trăng
Trong một bước tiến đáng kể nhằm hướng tới việc định hình Quy định cho Trí tuệ nhân tạo (AI), ba nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu là Đức, Pháp, Italia mới đạt được thỏa thuận về cách thức quản lý trí AI và dự kiến đây sẽ là nền tảng nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán ở cấp độ châu Âu với hy vọng khối sẽ “chốt” được bộ luật quản lý trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên trên thế giới vào cuối năm nay.
Phát triển đô thị theo kiểu tự phát – Thực trạng phổ biến ở các địa phương - Giải pháp phát triển đô thị bền vững dưới góc nhìn của các chuyên gia - Phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Ban Kinh tế Trung ương về nâng cao chất lượng quy hoạch để phát triển đô thị bền vững.
Sử dụng năng lượng trong các ngành công nghiệp rất cao, lên tới hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam. Tiềm năng TKNL ở Việt Nam còn rất lớn. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả góp phần quan trọng đưa Việt Nam đạt mục tiêu cam kết phát thải ròng về 0 vào năm 2050 - thông tin được đưa ra tại hội thảo khởi động dự án “Đẩy mạnh hoạt động TKNL trong các doanh nghiệp lớn thông qua hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống và thực hành TKNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam” (dự án IEEP) do Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương phối hợp tổ chức ngày 15/11/2023.
Đang phát
Live