
Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) bổ sung quy định không thu thuế giá trị gia tăng đối với một số loại hàng hoá nhập khẩu. Điều 5 dự thảo nêu rõ, các đối tượng không chịu thuế, trong đó có quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển, hàng biên mậu trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đều băn khoăn với đề xuất miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá nhập khẩu có giá trị nhỏ. Chương trình Dòng chảy Kinh tế dành phần lớn thời lượng cho chuyên đề thuế với nội dung: Cần triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế qua thương mại điện tử đối với hàng hóa có giá trị nhỏ. Phần cuối chương trình thông tin giải pháp thúc đẩy xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2024.
Hôm nay (03/07), tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước tổ chức Hội thảo với chủ đề “Kiểm toán nhà nước - 30 năm xây dựng và phát triển”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đến dự và phát biểu tại Hội thảo. 30 năm qua, Kiểm toán nhà nước luôn vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững giá trị cốt lõi của mình và khẳng định vị thế, vai trò vì một nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4286 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng. Văn bản nêu rõ: các bộ, ngành, cơ quan chức năng tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng.
Hiện nay, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở nước ta được thực hiện theo Luật An toàn thực phẩm và Nghị định số 15 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Tại các văn bản này, đã phân công rõ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm cho 3 Bộ, ngành quản lý trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm; đồng thời, phân cấp mạnh mẽ giữa Trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Thời gian tới, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan sẽ xây dựng một bộ máy cơ quan tập trung một đầu mối để thống nhất quản lý an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương, khắc phục những "khoảng trống" hiện nay. Phóng viên Đài TNVN phản ánh:
Vùng rừng giáp ranh giữa Gia Lai với các tỉnh Đắk Lắk, Bình Định và Phú Yên vẫn đang bị phá hoại và xâm canh trái phép. Đây là thực trạng được thừa nhận tại Hội nghị tổng kết quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh 4 tỉnh diễn ra chiều nay 20/6 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao những phiên livestream bán hàng trên các ứng dụng với doanh thu lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng một phiên. Đây cũng là 1 trong những nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7. Thực hư về livestream bán hàng thu tiền tỷ một phiên như thế nào? Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, cần phải làm thế nào để quản lý được chất lượng các sản phẩm theo hình thức kinh doanh này? Doanh nhân Tuấn Hà, Tổng giám đốc Công ty Vinalink, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử cùng bàn luận câu chuyện này.
Để đảm bảo an toàn hồ chứa, công trình thuỷ lợi mùa mưa bão- Sách cũ truyền tay ươm những mầm xanh- Kết quả bầu cử Nghị viện: Định hình hướng đi tương- Cơ chế đặc thù nào cho Đà Nẵng tăng tốc phát triển- Ngân hàng Nhà nước đề nghị các cơ quan tăng cường phối hợp quản lý thị trường vàng và ngoại hối- Nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam- Thị trường chứng khoán phục hồi tích cực, hướng tới mốc 1.290 điểm
Tỉnh Quảng Ninh đang yêu cầu các cấp ngành địa phương trong tỉnh tập trung triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho thanh thiếu nhi, học sinh trong kỳ nghỉ hè, nhất là phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước.
Bài 2 loạt bài "Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR): Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế".- Xanh hóa bao bì: Xu hướng tất yếu để phát triển bền vững.
Lần đầu tiên trong lịch sử, tiêu thụ điện toàn quốc trong ngày 28/5/2024 đã lên tới hơn 1 tỷ kWh. Đồng nghĩa, công suất phụ tải điện đã tới hạn. Căng thẳng điện trong các giờ cao điểm rất dễ xảy ra, nhất là khi hệ thống điện gặp sự cố một số tổ máy điện có công suất lớn. Nhờ có sự đồng hành của hơn 13 nghìn doanh nghiệp sử dụng điện lớn thực hiện chương trình “quản lý nhu cầu điện” (DSM), và cụ thể là thực hiện “điều chỉnh phụ tải điện” (DR) - thông qua việc hạn chế, giảm sử dụng điện trong các khung giờ cao điểm để dịch chuyển sang sử dụng điện vào giờ thấp điểm, đã góp phần cắt giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia, giúp sử dụng hiệu quả nguồn điện, đảm bảo điện, nhất là trong các thời gian cao điểm mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm) khi nhu cầu điện tăng cao. Đóng góp quan trọng như vậy, thế nhưng hiện nay các đơn vị liên quan vẫn đang thực hiện việc “điều chỉnh phụ tải điện” phi thương mại, nghĩa là kêu gọi, khuyến khích khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp sử dụng nhiều điện) tự nguyện điều chỉnh giảm nhu cầu dùng điện trong các thời điểm nhu cầu của hệ thống tăng cao - mặc dù Việt Nam đã có “Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện” từ năm 2007. Cần cơ chế, chính sách phù hợp để chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) đạt hiệu quả như mục tiêu đề ra, đó là: góp phần đảm bảo cung ứng điện, nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện; giảm nhu cầu vốn đầu tư phải xây mới, mở rộng hệ thống điện; góp phần giảm áp lực tăng giá điện; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành điện. Loạt bài hai kỳ “Quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải điện (DSM/DR) - Giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn điện đang cần cơ chế” của PV Bá Toàn đề cập nội dung này. Chương trình hôm nay phát sóng bài 1 với nhan đề “Nhiều doanh nghiệp lớn tham gia điều chỉnh phụ tải điện (DR)”:
Đang phát
Live