Sau khi thành phố Hà Nội nới lỏng một số loại hình kinh doanh cũng như hoạt động thể thao ngoài trời, không ít người dân, chủ cơ sở đã có tâm lý chủ quan, lơ là, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch. Trước tình trạng này, thành phố Hà Nội yêu cầu các địa phương chấn chỉnh ngay, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Ứng phó với áp thấp nhiệt đới đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, các tỉnh miền Trung đã thông tin nhanh đến tàu thuyền đang đánh bắt trên biển biết đường đi của áp thấp. Riêng tại Khánh Hòa, các ngành chức năng tỉnh Khánh Hòa tiếp tục kêu gọi các tàu cá vào neo đậu, bán cá tại cảng cá Đá Bạc, thành phố Cam Ranh, sau khi cảng cá Hòn Rớ và chợ đầu mối thủy sản Nam Trung bộ bị đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19. Các tỉnh Bắc Trung bộ như Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã kết nối liên lạc với các tàu thuyền trên biển thông tin về áp thấp nhiệt đới và khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống.
- Hiệu quả hoạt động của nhóm Zalo “Chung tay đẩy lùi dịch Covid-19” - Thái Nguyên: Thực hiện mục tiêu kép tại các KCN – Phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu - Hà Nam: Mô hình gửi tiền tiết kiệm tại đểm giao dịch xã được nhiều người dân lựa chọn
Cùng chung tay, góp sức với Cần Thơ phòng chống dịch bệnh, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã xây dựng mô hình “Bếp ấm - Cùng chung tay phòng chống dịch COVID-19”. Đây là hoạt động thiết thực, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiếp thêm tinh thần để lực lượng tuyến đầu ở một số trạm kiểm soát dịch hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ an toàn cho thành phố.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong các camera giám sát nhận diện người nghi nhiễm, theo dõi giám sát người trong các khu cách ly-điều trị COVID-19… Ứng dụng công nghệ chuỗi khối blockchain để giám sát triển khai hộ chiếu vắc xin… Trí tuệ nhân tạo AI và blockchain đã và đang phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, các công nghệ này còn giúp doanh nghiệp sớm phục hồi sau đại dịch. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và blockchain trong phòng chống dịch và phục hồi sau dịch” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
- Phòng chống vi phạm, tội phạm trên không gian mạng những vấn đề đặt ra. Quyền tự do trên không gian mạng và trách nhiệm công dân Phần cuối chuơng trình Luật sư Lê Minh Công- Công ty Luật DFC, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội sẽ giải đáp một số thắc mắc của thính giả về các quy định của pháp luật về chuyền nhượng và thừa kế đất đai./.
Tính đến chiều ngày 23/6, Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Trà Vinh đã tiếp nhận được hơn 12 tỷ đồng từ 482 tổ chức, đơn vị và cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp, cao hơn 2,5 lần đợt vận động năm ngoái.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã qua gần 13 năm thực thi. Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật này cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình vận dụng vào thực tiễn. Đáng chú ý, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch – cơ quan chủ trì soạn thảo Luật cũng đã đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung văn bản pháp lý này để phù hợp với bối cảnh mới và nhận được nghị quyết 178-VPCP ngày 12/12/2020 của Văn phòng chính phủ đồng ý sửa đổi Luật. Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của UNFPA, mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó với bạo lực giới (GBVnet) đã tiến hành nhiều hoạt động để góp ý cho Luật PCBLGĐ từ góc độ của các tổ chức xã hội, từ đó đã đưa ra những khuyến nghị nhằm đảm bảo luật được chỉnh sửa sẽ phản ánh đúng tình hình thực tế sẽ đi được vào cuộc sống khi triển khai. Nhằm góp thêm những tiếng nói từ thực tế, BTV Đài TNVN trao đổi cùng bà Nguyễn Vân Anh - Chủ tịch sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - phụ nữ và vị thành niên (gọi tắt là CSAGA); bà Nguyễn Thu Giang, Phó giám đốc Viện Phát triển Sức khoẻ cộng đồng Ánh Sáng (gọi tắt là Viện LIGHT) về Khuyến nghị của các tổ chức xã hội trong sửa đổi bổ sung trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
Những bức tường rêu phong, cũ kĩ tại nhiều tuyến phố Hà Nội đã được khoác áo mới với những bức tranh cổ động, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19. Đây cũng là cách mà họa sĩ trẻ Nguyễn Mạnh Quang góp một phần sức lực cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Từ ngày 10/6 đến nay, trên địa bàn các tỉnh miền núi Tây Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La đã có mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Mưa kéo dài gây sạt lở đất làm 2 người ở Lào Cai và Yên Bái thiệt mạng. Trong điều kiện đất đã no nước, liên kết giữa các lớp đất đá suy yếu, chính quyền các địa phương đã tăng cường khuyến cáo người dân chủ động đề phòng với sạt lở đất, lũ quét.
Đang phát
Live