Bên hành lang Quốc hội sáng nay (24/7), các đại biểu bày tỏ tán thành với chủ trương điều chỉnh chương trình Kỳ họp bổ sung vào chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15 nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trên cơ sở này, Chính phủ sẽ cụ thể hóa nhanh bằng những giải pháp, hành động cụ thể để phòng, chống và nỗ lực đẩy lùi đại dịch Covid-19.
Để góp phần chống dịch bệnh Covid-19 lây lan, tỉnh Tiền Giang đã duy trì các chốt kiểm soát dịch bệnh trên các tuyến đường trọng yếu. Dù nắng, mưa, ngày hay đêm, lực lượng trực chốt kiểm soát dịch bệnh đều phải thay phiên nhau thực hiện công tác kiểm tra người và phương tiện ra vào địa bàn, khi lưu thông phải đảm bảo các điều kiện về phòng chống dịch Covid-19. Công việc này khá vất vả nhưng các lực lượng đã hết mình vì nhiệm vụ phòng chống đại dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người.
Cùng với đảm bảo lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu thì đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và thông suốt là yêu cầu quan trọng trong công tác phòng chống dịch covid-19. Điều này được Chính phủ và Bộ Công Thương nhấn mạnh khi 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định, các cơ sở cách ly, chăm sóc y tế, bệnh viện dã chiến đều được đưa vào phương án cấp điện ở mức cao nhất, nghĩa là được cấp điện từ ít nhất 2 nguồn, dự phòng cho nhau và dự phòng thêm bằng nguồn máy phát diezen. Cùng với đó, tính đến ngày 20/7/2021, đã có hơn 214 tỷ đồng giảm tiền điện, giảm giá điện đợt 3 được thực hiện đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Võ Quang Lâm – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về nội dung này:
Sáng nay 21-7, Phó thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam và đoàn công tác của TW đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang và Bến Tre về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại 2 địa phương này.
Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia yêu cầu Bộ Y tế tăng cường các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19; Đồng thời thống kê tất cả vật tư, trang thiết bị cần mua phục vụ công tác phòng chống dịch. Những thiết bị mà ngân sách Nhà nước có thể đảm bảo thì tiến hành mua ngay. Về những bất cập trong quy định hiện hành, ngày mai Bộ Y tế phải có văn bản trình Chính phủ để có Nghị quyết về vấn đề này.
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3) thuộc Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) quản lý vận hành lưới điện truyền tải, triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các cán bộ kỹ thuật của đơn vị này đã nghiên cứu, ứng dụng thành công “hệ thống camera đo thân nhiệt tự động sử dụng cảm biến hồng ngoại kết hợp nhận dạng khuôn mặt” để đưa vào kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 ngay từ đầu tuần này.
Trong khi cả thành phố Hà Nội đang đồng lòng phòng chống dịch bệnh COVID-19 thực hiện nghiêm các chỉ thị của Thành phố Hà Nội hạn chế các hoạt động, dịch vụ không thiết yếu, thì vẫn còn những trường hợp chưa nghiêm túc thực hiện, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong khu vực ĐBSCL tiếp tục diễn biến phức tạp, 9/11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh An Giang thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16; Hậu Giang chính thức áp dụng cách ly 21 ngày đối với người về từ Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch; Đội ngũ y bác sĩ Bắc Giang đến Đồng Tháp hỗ trợ phòng, chống dịch; Cà Mau phát hiện thêm trường hợp lây nhiễm mới.
Làm sao để “chung sống” an toàn với dịch bệnh?- Mô hình tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng tại Bắc Kạn – một giải pháp để phòng chống lây nhiễm Covid-19 tương đối hiệu quả.- Thác Mu, Hòa Bình - chốn bông lai tiên cảnh.
Theo thống kê, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5-7 túi nylon/một ngày, bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... Như vậy, hàng triệu túi nylon được sử dụng và thải ra môi trường hằng ngày. Trong khi đó, Việt Nam đang xếp thứ 17/109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn trên thế giới và là một trong 5 quốc gia đứng đầu châu Á về lượng rác thải nhựa xả ra biển với khoảng 13 triệu tấn/năm. Vấn nạn này đang đặt ra thách thức lớn đối với tiến trình phát triển bền vững tại Việt Nam đòi hỏi cần phải có những biện pháp hữu hiệu. Một trong những biện pháp đó chính là việc tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng đối với rác thải nhựa cũng như xây dựng các chính sách hỗ trợ chuyển sang sử dụng các loại túi tự hủy, thân thiện với môi trường. Chương trình Đối thoại ngày hôm nay có chủ đề: Phòng chống rác thải nhựa – Cần có các chính sách hỗ trợ.
Đang phát
Live