Chiến lược phòng chống dịch Covid-19 ở nước ta hiện nay cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn? Đây là vấn đề được Tổng hội Y học Việt Nam và các chuyên gia thảo luận tại cuộc họp sáng 15/9 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì về các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố và triển khai các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch COVID-19 (Sổ sức khỏe điện tử, Khai báo y tế, QR Code, Xét nghiệm…); kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có, đặc biệt là dữ liệu dân cư. Thủ tướng yêu cầu thống nhất 1 app (ứng dụng) trong phòng chống dịch để thuận tiện nhất cho người dân.
Tại thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi có mưa to, gió giật mạnh, các tỉnh bắc Trung bộ mưa nhỏ. Các tỉnh, thành phố miền Trung khẩn trương ứng phó với bão số 5, đồng thời đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch.
Chiều 09/09, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với các chuyên gia, nhà khoa học để bàn các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới. Hai vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học quan tâm thảo luận là biện pháp giảm tỷ lệ tử vong do dịch Covid-19 và áp dụng cách phòng chống dịch phù hợp với từng vùng, từng địa phương.
Loạn các ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 trên điện thoại di động thông minh gây ra không ít phiền phức cho người sử dụng. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải làm gì để thống nhất một đầu mối phát triển cũng như quản lý các ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch? Cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ ra sao nhằm kiểm soát an toàn, đảm bảo sống chung với COVID 19 trong điều kiện bình thường mới? Có thể tham khảo cách làm nào từ các nước bạn trong vấn đề này? Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet VN và nhà báo Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê bàn luận câu chuyện này.
Một nông dân 68 tuổi đã quyết định rút hơn 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm từ ngân hàng để ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19. Đó là ông Trần Mạnh Đảo ở thôn Song Thủy, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình).
Vì sao giãn cách nghiêm ngặt, nhưng số ca F0 trong cộng đồng vẫn gia tăng?- Cuốn sách: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác phòng chống thiên tai”.- Câu chuyện về Trái tim Ava - tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ bệnh nhân cấy ghép tạng có hoàn cảnh khó khăn tại Mỹ.- Nghệ sỹ Tú Oanh: Nhân vật bà Bích trong bộ phim truyền hình dài tập “Hương vị tình thân”.
Sở Công Thương TP HCM mới đây đề xuất cho phép shipper được hoạt động liên quận, huyện, TP Thủ Đức. Giải pháp để kiểm tra shipper là tra cứu trực tuyến và giấy xét nghiệm nhanh Covid-19. Theo đó, Sở Công Thương TP HCM đề xuất chỉ cho phép shipper đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 từ ngày 13/8 trở về trước tham gia hoạt động trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội. Làm thế nào để shipper đảm bảo lưu thông hàng hóa, đặc biệt là đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch? Biên tập viên Lê Tuyết cùng bà Vũ Thị Minh Tú, Giám đốc Đối ngoại, Nền tảng TMĐT Lazada Việt Nam bàn luận về câu chuyện này.
Dịch Covid-19 diễn biễn phức tạp, nhất là tại một số tỉnh thành phía Nam, với số ca mắc tăng và tỷ lệ tử vong cao hơn mức trung bình của thế giới. Hơn lúc nào hết, cần tăng cường các biện pháp về công nghệ để hỗ trợ truy vết F0, F1, cũng như ứng dụng hệ thống Teleheath khám chữa bệnh từ xa để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Vậy người dân và cơ sở y tế cần làm gì để ứng dụng hiệu quả các biện pháp công nghệ? Trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, khách mời là bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông và Tiến sĩ, bác sĩ Lê Tuấn Linh, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, giúp giải đáp những vấn đề này.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 phức tạp và có diễn biến khó lường, việc huy động và thực hiện hiệu quả các nguồn lực để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định nhằm đạt được mục tiêu kép. Với nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, những vấn đề trong huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực đã được nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn phân tích và đề xuất giải pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri đề cập nội dung này.
Đang phát
Live