Tại Hội nghị trực tuyến với các tỉnh, thành phố để triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra kết luận có nhiều nội dung quan trọng, với sự chỉ đạo quyết liệt, giải pháp mới và mạnh hơn trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 dự báo còn kéo dài, các ca lây nhiễm có nguy cơ tiếp tục tăng, cùng với Chính phủ, các địa phương, đơn vị, mỗi người dân, doanh nghiệp đã có những hành động thiết thực chung tay vào cuộc chiến chống dịch bệnh.
Biến thể Delta lây lan nhanh đang đẩy lùi nỗ lực chống dịch tại một loạt quốc gia trên thế giới. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, chính phủ nhiều nước đã buộc phải tăng tốc chiến dịch tiêm chủng cũng như duy trì hạn chế xã hội và các quy định phòng dịch bắt buộc.
Chưa tròn 2 năm, vì Covid 19 - hơn 4 triệu người chết, gần 200 triệu người nhiễm dịch, kinh tế và an sinh toàn cầu suy giảm. Liều thuốc chưa hẳn là tốt nhất nhưng được mong ngóng nhất đã có - vắc-xin dần phổ rộng. Tình thế sẽ xoay chuyển tươi sáng hơn dưới góc nhìn y khoa - khi dịch được dập và con người khỏe mạnh mặc cho vi-rút biến mất hay tái xuất. Duy có 1 bài học, không ngừng được khẳng định: là bởi coi thường những lời nhắc nhở, khuyến nghị; là vì tôn thờ lợi ích kinh tế; và chẳng có sự đồng vọng-thuận lòng, nên dịch mới thông chiều mà phát - gieo rắc những mất mát, niềm đau. Nói vậy để thấy, có những điều, cần nhìn nhận lại, ngay trong công cuộc phòng chống dịch ở đất nước mình:
Sau hơn 50 ngày không phát sinh ca lây nhiễm trong cộng đồng, đến nay tỉnh Lạng Sơn đã và đang phải đối mặt với nguy cơ cao dịch bệnh xuất hiện trở lại. Đáng lưu ý là từ ngày 15/7 đến nay, tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện nhiều trường hợp liên quan đến ổ dịch khu vực cửa khẩu. Để tiếp tục giữ vững thành quả chống dịch trong suốt thời gian qua và thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, công tác phòng chống dịch tại khu vực cửa khẩu trên địa bàn đã được nâng lên ở mức cao nhất.
Dù đã bị thu hồi chỉ sau 2 ngày ban hành, nhưng công văn của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu để góp phần phòng, chống dịch bệnh COVID-19, có liệt kê 12 sản phẩm thuốc y học cổ truyền và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị COVID -19 đã khiến nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có trong danh mục tăng giá chóng mặt, từ vài trăm nghìn lên tới 1 đến 2 triệu đồng/hộp. Thậm chí còn khan hiếm tới mức, khách hàng muốn mua phải đặt cọc trước để chủ hiệu thuốc đặt hàng mới có sản phẩm. Chưa bàn đến chất lượng, tác dụng thực sự của sản phẩm, nhưng trong thời điểm dịch bệnh, người dân đang khó khăn, chuyện dựa vào chính sách để đột ngột tăng giá, kiếm lời được xem là hành vi thiếu đạo đức và cần được lên án, xử lý nghiêm. Đặc biệt là trong lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực y, dược, liên quan đến tính mạng, sức khỏe con người. Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia Tp.HCM, Trưởng VP Luật sư Nguyễn Văn Hậu và cộng sự bàn luận về vấn đề này:
Trong suốt hai ngày qua, mạng xã hội lan truyền mức độ chóng mặt với tin đồn: "Sáng mai, Hà Nội có khoảng 3.000 chốt, mỗi phường có khoảng 10 chốt, đi đâu cũng phải đầy đủ giấy tờ tùy thân và giấy tờ chứng minh đi ra đường có lý do cần thiết. Cả nhà chia sẻ cho nhau biết nhé". Tin này được chia sẻ nhiều lần khiến người dân hoang mang. Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an Hà Nội khẳng định: Đây là thông tin bịa đăt. Trong lúc đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp; trong lúc Đảng và Nhà nước đang dồn sức, nỗ lực cho công tác phòng chống dịch, thì làn sóng tin đồn thất thiệt được nhận định là không kém phần nguy hiểm so với bệnh dịch đang diễn ra, gây ảnh hưởng rất lớn đối với công tác chống dịch.
Tuổi cao, lại là thương binh, nhưng ông Hoàng Biên Thùy ở xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vẫn tích cực tham gia công tác xã hội. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với vai trò là chủ tịch hội Cựu chiến binh xã, ông Thùy đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc chung tay phòng chống dịch.
Thời điểm này, ngoài điều trị khỏi hàng nghìn bệnh nhân, các cơ sở y tế trong cả nước đang điều trị hàng chục nghìn bệnh nhân Covid-19, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh có hơn 30.000 bệnh nhân. Đây thực sự là con số rất lớn, đang tạo áp lực từng ngày, từng giờ lên khối điều trị. Trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư này, sau thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam, rồi đến Hà Nội, số ca mắc dự kiến còn tăng cao trong những ngày tới, việc thí điểm cách ly F0 tại nhà sau khi đã điều trị tại cơ sở y tế đã được tính đến.- Trước tình hình này, đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện, cơ sở chữa bệnh đang nỗ lực điều trị bệnh nhân Covid-19 thật khẩn trương, kịp thời để không bệnh nhân nào “bị bỏ lại phía sau”. Tuy nhiên để giảm số ca mắc thì người dân cũng cần đồng hành cùng Chính phủ để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất. GS.TS.Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng tổ Hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng, Tiểu Ban Điều trị bệnh nhân Covid-19 quốc gia chia sẻ về những hy sinh thầm lặng của bác sỹ trong phòng chống dịch bệnh.
Tỉnh Khánh Hòa vừa kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 3 địa phương gồm: thành phố Nha Trang, thị xã Ninh Hòa, huyện Vạn Ninh. Tỉnh này tiếp tục tăng cường quản lý, xử lý nghiêm các vi phạm trong phòng chống dịch để tránh tình trạng “chặt bên ngoài, lỏng bên trong”.
Trong ngày đầu tiên thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16, người dân Thủ đô Hà Nội đều bày tỏ đồng tình với chủ trương phòng chống dịch Covid-19 của thành phố cũng như của Chính phủ. Nhóm phóng viên Minh Long – Phương Thoa đề cập
Đang phát
Live