Đảng và Chính phủ đã xác định phương hướng phát triển theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, thích ứng với xu thế phát triển trên thế giới. Phương hướng này không chỉ giúp Việt Nam đạt cam kết phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050, mà còn là cách thức để tạo đột phá cho nền kinh tế, để đi tắt, đón đầu, vươn lên bắt kịp các nước phát triển. Trong công cuộc này, thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là đội ngũ trực tiếp hiện thực hóa khát vọng Net-Zero. Nhân ngày 13/10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, Diễn đàn Chủ nhật bàn chủ đề: "Xây dựng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trong bối cảnh chuyển đổi xanh". Các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam.- Ông Trần Văn Hiếu, Đồng sáng lập, Phó giám đốc Công ty cổ phần Lagom Việt Nam, doanh nghiệp đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực vật liệu “xanh” và kinh tế tuần hoàn.
Theo phương án được tư vấn nghiên cứu đề xuất, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đầu tư với tốc độ thiết kế 350 km/h. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), kết nối trực tiếp hai đô thị loại đặc biệt với quy mô dân số lên đến khoảng 10 triệu người, 17 đô thị loại 1 có quy mô dân số từ 500 nghìn người trở lên. Dự án hoàn thành, sẽ tăng năng lực vận tải đường sắt, kết nối và thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, tác động lan tỏa tổng thể tới nền kinh tế.
Triển khai Nghị quyết số 06, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị và Quyết định số 891, ngày 22/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng vừa công bố quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là bản quy hoạch mang tính khoa học và thực tiễn cao, phù hợp với tốc độ đô thị hóa rất nhanh của nước ta. Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu như: Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 50%, năm 2050 đạt 70% với số lượng đô thị toàn quốc khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Kinh tế khu vực đô thị đóng góp vào GDP cả nước khoảng 85%. Mức sống của người dân nông thôn gần với mức sống của khu vực đô thị… sẽ còn rất nhiều vấn đề đặt ra.
Ngày này 70 năm trước, mùng 10/10/1954, hàng vạn người dân Thủ đô hân hoan đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự kiện đánh dấu ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. 70 năm đã qua, Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những bước tiến vững chắc, “vươn mình” mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm lớn về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
“Định hướng phát triển kinh tế TP.HCM phải xác định địa bàn phát triển đô thị, tổ chức bộ máy, lực lượng con người để thực hiện” là 3 vấn đề cần tập trung thời gian tới được Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi nêu lên tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu MTTQ TP.HCM lần thứ XII diễn ra ngày 3/10.
Tập đoàn công nghệ Ericsson và Mobifone vừa ký kết Biên bản ghi nhớ (MoU) để thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo 5G (5G Innovation Hub). Theo đó, trung tâm sẽ được trang bị các thiết bị tiên tiến, màn hình tương tác và nhiều tài nguyên đào tạo phong phú, nhằm giới thiệu các ứng dụng 5G sáng tạo, thể hiện tiềm năng của 5G cho người dùng và doanh nghiệp.
- Ngân hàng phát triển châu Á nhận định, Chính phủ Việt Nam đang rất nỗ lực đạt các mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra - Thị trường Halal tại Indonesia - Mới mẻ và tiềm năng với Việt Nam - Hợp tác giáo dục Việt Nam - Australia tập trung đào tạo nguồn nhân lực hướng đến chuyển đổi xanh
Sau thời gian liên tục suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng, việc phục hồi, phát triển rừng Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, đang là yêu cầu cấp thiết. Nghị quyết 23 năm 2022 của Bộ Chính trị đã đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho các tỉnh Tây Nguyên trong công tác này. Tuy nhiên, việc phục hồi, phát triển rừng trong khu vực vẫn rất khó khăn vì chưa có cơ chế, chính sách và nguồn lực phù hợp để tạo động lực thu hút người dân, doanh nghiệp tham gia. Để khắc phục một phần những khó khăn, tỉnh Đắk Lắk đang chắt chiu nguồn lực của mình cho nhiệm vụ quan trọng này. Công Bắc, Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Đặc khu phát triển Mariel, khu chế xuất thương mại tự do đầu tiên của Cuba.- Việt Nam tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu.- Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá mới để Bình Dương trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á.- Hà Nội dừng 8 hoạt động, đồng thời điều chỉnh 7 hoạt động khác trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô do ảnh hưởng của bão số 3.- Bất chấp việc Mỹ và các đồng minh phương Tây kêu gọi một lệnh ngừng bắn trong 21 ngày để “tạo không gian cho ngoại giao”, Israel vẫn tấn công tổng lực vào Li-băng khiến nhiều người thiệt mạng.
Dệt may, da giày là hai lĩnh vực được Bộ Công Thương Việt Nam và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững Hà Lan (IDH) lựa chọn để hỗ trợ phát triển bền vững. Tại buổi lễ ký kết “Bản ghi nhớ hỗ trợ phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam” diễn ra hôm nay (26/09/2024), có 4 nội dung chính sẽ được triển khai trong thời gian 6 năm (giai đoạn 2024-2030) nhằm giảm thiểu dấu ấn môi trường của các lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, biến đổi theo các tiêu chuẩn toàn cầu. Trong đó, giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xác định có vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững và tăng trưởng xanh.
Đang phát
Live