Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 vừa hoàn thành tuần làm việc thứ 3, xem xét, thảo luận nhiều nội dung, dự luật quan trọng. Đặc biệt, Quốc hội đã dành thời gian thích đáng để đại biểu tập trung thảo luận đưa ra nhiều giải pháp thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội năm nay và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, hôm nay Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội năm nay và dự kiến năm 2025. Các đại biểu đề nghị tăng cường điều chỉnh chính sách tài khóa phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025 để thích ứng với những thách thức của toàn cầu. Các đại biểu cũng nêu thực tế lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất; đồng thời đề nghị tháo "điểm nghẽn" về thể chế để không bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này. Cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán. Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền sang 3 thị trường Trung Quốc, Lào và Campuchia đạt hơn 50 tỷ USD, tăng 52,2% so năm 2022, chiếm 27,68% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương với 3 thị trường này. Để thúc đẩy quá trình thông thương hàng hoá giữa Việt nam với các nước láng giềng, việc đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại ở khu vực cửa khẩu là hết sức cần thiết. Đây cũng là nội dung chính của Đối thoại với chủ đề: "Đầu tư hạ tầng thương mại biên giới để phát triển kinh tế vùng biên". Khách mời là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
Những năm gần đây, phụ nữ Điện Biên ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng, khẳng định vị thế của mình trong sự phát triển kinh tế địa phương, thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”.
Trong chương trình thời sự trưa nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát" của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Xác định công tác xóa đói, giảm nghèo nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình cho chị em phụ nữ là một trong những nhiệm vụ trong tâm nên thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình thiết thức, qua đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trong hội viên.
Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.
Sáng nay 28/6 Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị sơ kết 06 tháng triển khai Đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cùng dự có Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.
Cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện nay, tỉnh này đang tập trung quy hoạch các địa phương, quy hoạch vùng để thu hút đầu tư.
Tiếp tục chương trình phiên họp lần thứ 32, hôm nay, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.
Đang phát
Live