Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Đề án cho vay đối với cá nhân, hộ sản xuất, kinh doanh nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh sau dịch bệnh Covid 19.
Khu vực Đá Trắng–Sông Bằng thuộc thôn Tân Sơn, xã miền núi Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận từng là vùng đất khô cằn sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt. Nhờ vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế của những đảng viên trẻ, người dân xã Sông Bình đã “biến” vùng đất hoang hóa sinh trái ngọt. Trong Chuyện đêm hôm nay, mời thính giả cùng nghe chia sẻ của đảng viên trẻ Thòng Cỏn Phúc, dân tộc Tày, ở thôn Tân Sơn là một điển hình như thế. Anh cũng đã từng là bí thư Đoàn thôn Tân Sơn và được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của cấp tỉnh, huyện vì đã có những đóng góp trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại.
Tại buổi họp báo chiều nay 9/2, Bộ Kế hoạch đầu tư thông báo Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư Vùng sẽ diễn ra tại tỉnh Quảng Ninh vào ngày 12/2/2023 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. PV Xuân Lan thông tin:
2022 là một năm thành công với kinh tế Việt Nam khi GDP đạt tốc độ tăng trưởng 8,02%, trong bối cảnh kinh tế quốc tế biến động khôn lường. Trong đó, các hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả ấn tượng; thu hút FDI không chỉ ở những con số, mà đáng khích lệ hơn khi đó là dự cảm, dự định của các nhà đâu tư quốc tế - họ tin tưởng vào thị trường Việt Nam, mong muốn được hợp tác với các doanh nhân-doanh nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là kết quả về mặt kinh tế, mà những nỗ lực trong hoạt động kinh tế đang bồi đắp – gia tăng sức hút thương hiệu Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng thẳng thắn nhìn lại, vẫn còn những bất cập, rào cản, nếu có thể tháo gỡ hoặc đánh giá đúng và có những biện pháp quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, kinh tế nói riêng, sự phát triển của đất nước nói chung sẽ mạnh mẽ, bền vững hơn. Dòng chảy kinh tế hôm nay, xin mời quý vị nghe cuộc trao đổi của phóng viên Thu Trang với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, tại Pháp – góp một góc nhìn về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những điểm nghẽn cần tháo gỡ, để khát vọng Việt Nam thịnh vượng trở nên gần gũi hơn.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng dự chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.-Chương trình “Đại hội Văn nghệ sinh viên - học sinh mừng Tết Quang Trung” do Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.-Năm 2023, Việt Nam sẽ phát triển kinh tế theo hướng xanh.-Đức bắt giữ nghi can khủng bố bằng chất hóa học theo kiểu Hồi giáo cực đoan.-Bão lớn tại Mỹ khiến hơn 330.000 ngôi nhà và cơ sở kinh doanh mất điện.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khoá 15 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, thời gian tới Chính phủ cần tập trung thực hiện có hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với thực hiện nhất quán mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, thực chất hơn.
Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, có cảng trung chuyển container quốc tế, công nghiệp lọc hóa dầu, trung chuyển dầu mỏ đóng vai trò chủ đạo kết hợp phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các ngành kinh tế khác. Khu Kinh tế này được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập từ 15 năm trước nhưng đến nay chưa thể trở thành đầu tàu thu hút đầu tư và chưa tạo động lực phát triển cho các vùng lân cận cũng như cho cả nước. Vậy tỉnh Khánh Hòa phải làm gì để Vân Phong không lỡ nhịp phát triển là những câu hỏi, trăn trở đang được đặt ra bức thiết hiện nay.
Đoàn Kiểm tra số 135 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương.- Hội đồng nhân dân nhiều tỉnh, thành phố tiến hành trả lời chất vấn và thảo luận những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi và phát triển kinh tế - an sinh xã hội.- Dự báo xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay đạt hơn 47 tỷ đô la Mỹ, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao hơn 5 tỷ đô la Mỹ.- Thủ tướng Ấn Độ triệu tập cuộc họp nội các khẩn cấp sau vụ rơi trực thăng chở Tổng tham mưu trưởng làm 13 người thiệt mạng.- Giấc mơ bay vào vũ trụ của tỷ phú Nhật Bản thành hiện thực.
Xanh-thông minh- nhân văn là xu thế phát triển kinh tế tương lai.- Tài khoản chứng khoán mở mới lập kỷ lục cùng những thông tin hoạt động một số doanh nghiệp niêm yết
Thưa quý vị và các bạn! Nghị Quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có nội dung nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển, phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước cần được nhanh chóng thực hiện. Chính vì vậy cần bảo vệ tài nguyên biển cho phát triển kinh tế biển xanh là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn mới. Đây cũng là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Diễn đàn Chủ nhật hôm nay với Chủ đề: “Giải pháp nào cho phát triển kinh tế biển xanh, bền vững”. Khách mời: - PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, chuyên gia về biển, Đại biểu Quốc hội khóa XV - TS Nguyễn Minh Phong, Chuyên gia kinh tế.
Đang phát
Live