Sáng nay, (15/02/2023), tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh đã đồng chủ trì buổi làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về dự án đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện và lưới điện, tình hình cân đối tài chính của EVN năm 2022-2023 và xây dựng phương án giá bán lẻ điện bình quân năm 2023. PV Nguyên Long thông tin:
Sáng nay tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp nguyên Thủ tướng Pháp, Thị trưởng thành phố Le Harve Edouad Phillippe. Chuyến thăm lần này của ngài Edouad Phillippe đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Nhiều người dân, doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với bất cập khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân do chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự tốt. Do đó, đẩy mạnh tăng cường giám sát các văn bản quy phạm pháp luật trong năm 2023, để khắc phục tình trạng chồng chéo, mẫu thuẫn, chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực thi, góp phần quan trọng cải thiện môi trường kinh doanh, giúp nền kinh tế phát triển và hội nhập.
Cuộc khủng hoảng năng lượng trên khắp châu Âu đã khiến hóa đơn tiền điện tăng đều đặn trong một năm qua. Tuy nhiên, ở làng Muttersholtz thuộc tỉnh Bas-Rhin của nước Pháp, có một ngôi làng gần như không phải trả hóa đơn tiền điện cho các công trình công cộng như ủy ban, trường học, văn phòng…nhờ tiên phong sử dụng năng lượng mặt trời và thủy điện nhỏ. Hội đồng làng đang đặt mục tiêu sản xuất đủ điện cho toàn bộ cư dân trong làng.
Bắt đầu từ cuối năm ngoái, cho đến nay, làn sóng đình công, biểu tình với những đòi hỏi khác nhau từ người dân ở các nước châu Âu vẫn chưa chấm dứt. Kể từ giữa tháng 1 đến nay, các cuộc biểu tình với quy mô lớn đã và đang diễn ra ở Anh, Pháp gây gián đoạn nghiêm trọng nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội tại hai quốc gia hàng đầu châu Âu. Dù đó là yêu cầu tăng lương, giảm giờ làm, hay phản đối các chính sách gây tranh cãi… tất cả đều đang cho thấy một điều: Châu Âu đang bất ổn. Nếu các cuộc đình công, biểu tình tiếp diễn trong thời gian dài, hệ lụy sẽ ra sao?
Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD (tăng 9,3% so với năm 2021), mức cao kỷ lục từ trước đến nay. Đặc biệt, những thành công trong đàm phán xuất khẩu đã mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt ra nhiều thị trường khó tính. Song, hành trình để nông sản Việt Nam khẳng định vị thế trên "chợ" Quốc tế còn nhiều rào cản, nhất là khi chúng ta chưa có thương hiệu tên tuổi trên thị trường thế giới.Giải pháp nào để “Nông sản Việt chinh phục thị trường quốc tế”? Đây là nội dung chúng tôi bàn luận cùng các vị khách mời:- Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Giám đốc Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật - SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.- Ông Nguyễn Tuấn Việt, Giám đốc Công ty Xúc tiến xuất khẩu VIETGO - Có sàn thương mại Vietgo.vn - hiện đang là sàn thương mại lớn nhất cả nước dành cho doanh nghiệp trong nước tìm kiếm bạn hàng, đối tác xuất khẩu.
Tại bản cập nhật mới nhất Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam cam kết về ứng phó với khí hậu (hoàn thành năm 2022) cho thấy, Việt Nam đã tăng mức đóng góp giảm phát thải vô điều kiện (tức là sử dụng nguồn lực của Chính phủ) từ 9% lên 15,8% vào năm 2030 so với kịch bản trước đó đã cam kết vào năm 2020; và khi có sự tài trợ của các tổ chức quốc tế (đóng góp có điều kiện) thì mức giảm phát thải có thể lên tới 43,5% (thay vì 27% đã cam kết 2020. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong hiện thực hoá mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 (Net-Zero) vào năm 2050 của Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực của ngành Công Thương. Đây là khẳng định của các bên liên quan tại Hội thảo phổ biến Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050 do Bộ Công Thương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) tổ chức sáng nay (09/02/2023).
Sau 3 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, Tết Việt Quý Mão 2023 đã tưng bừng trở lại tại Toà Thị chính thủ đô Paris trong một sự kiện văn hoá đặc sắc tổ chức tối ngày 06/02, nhằm tri ân kiều bào cùng các bạn bè Pháp đã sát cánh cùng Việt Nam trong suốt năm qua.
Hàng trăm bạn bè Pháp, hàng ngàn lượt du khách đã đến thăm và dự các buổi trình diễn thời trang sắc phục dân tộc thiểu số Việt Nam trong nhiều tuần qua tại thành phố Saintes, tỉnh Charente Maritime, miền Tây Nam nước Pháp. Các cuộc trao đổi nhằm xúc tiến hợp tác về kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, cũng đã được tiến hành.
Chiều nay (6/2),tại TP.HCM, báo Người Lao động tổ chức Hội thảo Nghị quyết 01- Đột phá hỗ trợ doanh nghiệp.
Đang phát
Live