Bắt đầu từ ngày 1/1, Pháp chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố một chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm tạo một “bước ngoặt” hướng tới một châu Âu “hùng mạnh và có chủ quyền”. Thế nhưng, giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2022, Paris sẽ có một nhiệm kỳ bộn bề khó khăn với sự bùng nổ mới của dịch Covid-19 cũng như kỳ bầu cử Tổng thống bận rộn vào tháng 4 tới đây.
Pháp vừa chính thức đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) nửa đầu năm 2022. Đây là lần thứ 13 Pháp giữ vai trò này kể từ khi EU được thành lập. Với cương vị này, Pháp phải thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng theo chương trình lập pháp của châu Âu và đưa ra thỏa hiệp có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị giữa chính phủ của 27 quốc gia thành viên hoặc giữa các chính phủ và Nghị viện châu Âu. Theo dự tính, trong nhiệm kỳ 6 tháng này, gần 400 sự kiện đã được lên kế hoạch và sẽ tổ chức tại Pháp, Bỉ cũng như trong các quốc gia thành viên trước khi Pháp chuyển giao vai trò chủ tịch cho Thụy Điển vào nửa cuối năm nay. Với phương châm Phục hồi, mạnh mẽ, tương hỗ. Tổng thống Pháp Macron đã công bố những ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên này bao gồm chủ quyền, tăng trưởng, sinh thái, chuyển đổi kỹ thuật số, nhà nước pháp quyền. Vậy, trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu, nước Pháp sẽ đối mặt với những thách thức nào và đâu là mục tiêu quan trọng nước này đưa ra nhằm giải quyết những khó khăn thách thức? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích:
Dùng hình ảnh khoe thân để quảng cáo, thu hút sự chú ý của mọi người, vừa trái thuần phong mỹ tục, vừa phản tác dụng- Những cô gái dùng âm nhạc để đấu tranh vì bình đẳng giới tại Serbia và hành trình vượt qua thử thách của họ- Ùn ứ nông sản khi phải lệ thuộc thị trường truyền thống
Sáng nay, tại Nghệ An, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch và tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo “Du lịch Việt Nam – phục hồi và phát triển”. Hội thảo đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với ngành du lịch; thảo luận về định hướng, giải pháp để phục hồi và phát triển du lịch Việt Nam nhanh và bền vững. Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
- Người có uy tín trong đồng bào dân tộc tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật.- Bình đẳng giới và những tình huống từ thực tiễn.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Vương Quốc Campuchia.- Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban chỉ đạo Xây dựng các chuyên đề phân công cho Đảng đoàn Quốc hội.- Tổng thống Nga Putin bắt đầu cuộc họp báo lớn thường niên lần thứ 18.- Nhiều quốc gia áp đặt thêm các biện pháp hạn chế trong dịp nghỉ lễ cuối năm để ngăn chặn đà bùng phát của biến thể Omicron.
Chỉ còn 2 ngày nữa là đến lễ Giáng sinh nhưng số ca mắc covid-19 tiếp tục tăng mạnh tại nhiều quốc gia châu Âu, đặc biệt là Pháp và Anh. Cùng với những lo ngại về biến thể Omicron, nhiều nước đã cân nhắc áp đặt thêm các biện pháp hạn chế trước và sau lễ Giáng sinh.
Tình trạng ùn ứ nông sản tại cửa khẩu biên giới Trung Quốc đã diễn ra nhiều năm qua, nhất là thời điểm cuối năm, gây thiệt hại kinh tế. Nguyên nhân nào xảy ra tình trạng này và đặt ra vấn đề gì trong sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất khẩu nông sản của nước ta? Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ cùng bàn luận về câu chuyện này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn đại biểu cấp cao nhà nước Việt Nam bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Campuchia.- “Cần phải chống tham nhũng, lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế”- Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022.- Gia tăng căng thẳng ngoại giao, Mỹ và Trung Quốc liên tục tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức của nhau
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên tiếng cảnh báo hoạt động ăn mừng kỳ nghỉ lễ sắp tới ở nhiều nước có thể “làm tăng ca mắc Covid-19, gây quá tải hệ thống y tế và dẫn tới thêm nhiều ca tử vong”, đồng thời đưa ra những báo cáo mới nhất đặc biệt lo ngại về tình trạng kháng vaccine, lây lan nhanh cả đối với những người đã tiêm đủ cũng như đã khỏi bệnh của biến chủng Omicron.
Đang phát
Live