
Dòng chảy Pháp luật kinh doanh 2022: Những "điểm nghẽn" cần khơi thông.- Đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm triệt để năng lượng tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Như chúng tôi đã đề cập ở chương trình trước về tình trạng tảo hôn và những hệ luỵ đối với trẻ em, gia đình, xã hội. Điều đáng nói là, hàng ngày, hàng giờ, bọn trẻ vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nguy cơ, có thể trở thành nạn nhân của tảo hôn bất cứ lúc nào. Thế nhưng, với những đứa trẻ được đến trường, học tập, được trang bị kiến thức thì các em có nghị lực, hành trang đối mặt và vượt qua tảo hôn – Chính các em đang viết nên những câu chuyện làm tươi sáng giữa núi rừng. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát phần cuối có nhan đề “Những đứa trẻ vượt cổng trời”
Tình trạng thiếu nhiên liệu tại Pháp đang ngày càng căng thẳng khi hơn 10% các trạm xăng bị cạn kiệt, thiếu cục bộ xăng hoặc dầu diesel khi phong trào đình công tại các nhà máy lọc dầu và hoạt động phong toả cơ sở lưu trữ của các nghiệp đoàn lao động kéo dài để phản đối cải cách hưu trí.
Mọi đứa trẻ sinh ra đều mong muốn được đến trường, có cuộc sống tốt đẹp với tuổi thơ của mình. Thế nhưng, tảo hôn đã lấy đi tất cả những gì quý giá nhất 1 đứa trẻ đáng được hưởng thụ. Nghiêm trọng hơn, các em phải “giải những bài toán” vốn không thuộc về mình, như sinh đẻ, gia đình, sinh kế. Tiếp tục loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của PV Sỹ Đức, trong chương trình hôm nay chúng tôi phát bài 2 với nhan đề “Nước mắt tảo hôn”,
“Vẫn còn tình trạng chồng chéo trong các văn bản pháp luật khiến cộng đồng doanh nghiệp gặp khó khi áp dụng”. Đây là thông tin được dưa ra tại Hội thảo công bố Báo cáo dòng chảy pháp luật kinh doanh Việt Nam năm 2022 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp và Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC), Uỷ viên phụ trách thị trường nội địa châu Âu ông Zhierry Breton hôm qua (03/4) tái khẳng định Trung Quốc là đối tác kinh tế lớn và cũng là đối thủ mang tính hệ thống của Liên minh châu Âu (EU). EU đã vạch ra lằn ranh đỏ với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Ucraina và không muốn quan hệ hai bên rơi vào nguy hiểm.
Theo quy định pháp luật, nam phải từ đủ 20 tuổi, nữ phải từ đủ 18 tuổi mới đủ điều kiện kết hôn. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhất là khu vực miền núi, tình trạng kết hôn sớm (tảo hôn) vẫn tồn tại, nhiều nơi có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp. Không chỉ vi phạm pháp luật, nạn tảo hôn còn gây ra hệ lụy rất lớn đối với cá nhân, gia đình và xã hội … Những năm qua, mặc dù các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã nỗ lực ngăn chặn nhưng nạn tảo hôn vẫn tồn tại dai dẳng và nhức nhối, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng này, bắt đầu từ chương trình hôm nay chúng tôi phát loạt bài “Nhức nhối nạn tảo hôn vùng cao: Hủ tục hay nhờn luật pháp” của Phóng viên Sỹ Đức, bài thứ nhất nhan đề “Bản danh sách đen nơi Cổng trời!”
Năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu thu hút 8 triệu lượt khách quốc tế. Đây là con số khá khiêm tốn so với 18 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam trong năm 2019 (thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện). Ba tháng đầu năm nay, ngành du lịch đã đón 2,7 triệu lượt khách quốc tế, bằng 33,75% kế hoạch năm. Việc thu hút khách du lịch quốc tế luôn được ngành du lịch quan tâm. Tuy nhiên theo thống kê, tỷ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam mới đạt khoảng 25 - 30%, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 70%. Làm thế nào để thu hút du khách quốc tế nhiều hơn, bền vững hơn là câu hỏi các nhà quản lý, người làm du lịch trăn trở. Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch sẽ cùng bàn luận về câu chuyện này.
Sáng nay, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 13, cho ý kiến vào điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Văn phòng công tố tài chính quốc gia Pháp hôm qua (28/3) đã bất ngờ ra lệnh khám xét đồng loạt 5 ngân hàng lớn của Pháp với lý do trốn thuế và rửa tiền quy mô lớn với số tiền ước tính lên đến 1 tỷ euro.
Đang phát
Live