Chiều nay, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã ký kết với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam về Chương trình phối hợp truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp giai đoạn 2023-2028. Tham dự có Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; Tổng Giám đốc Đài TNVN Đỗ Tiến Sỹ; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang; Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Việt Trang.
Nhân kỷ niệm ngày Công tác xã hội Việt Nam lần thứ 7, sáng nay, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và xã hội tổ chức Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện khung pháp lý phát triển công tác xã hội tại Việt Nam”.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định quyết tâm ban hành dự luật cải cách hưu trí trước cuối năm 2023 để đối phó với trước tình trạng dân số già tăng nhanh khiến các quỹ hưu trí ngày càng thâm hụt. Ông Macron cũng cảnh báo không chấp nhận các hành vi quá giới hạn khi các cuộc tổng đình công và tuần hành lớn sẽ đồng loạt diễn ra trên toàn nước Pháp trong ngày hôm nay để phản đối cải cách hưu trí.
“Biểu tình”, “đình công” hay “dự luật cải cách hưu trí” là những “từ khóa” liên quan đến căng thẳng xã hội tại nước Pháp trong suốt hai tháng qua. Kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu chính là điểm gây tranh cãi nhất của dự luật, khiến công chúng Pháp bất bình và gây ra các cuộc biểu tình rung chuyển đất nước. Sự phản đối càng gia tăng khi Tổng thống Macron dùng quyền đặc biệt trong hiến pháp để thông qua dự luật. Chính phủ Pháp cũng đã vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội – điều này đồng nghĩa Dự luật cải cách hưu trí được thông qua. Có vẻ như áp lực đang ngày càng đè nặng lên Tổng thống Macron và Thủ tướng Élisabeth Borne. Liệu chính quyền Pháp có tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng xã hội hiện nay?
Chính phủ của nữ Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne hôm qua (20/3) đã vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội với số phiếu ủng hộ sít sao. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện cần thiết để Dự luật cải cách hưu trí, ưu tiên nhiệm kỳ hàng đầu của Tổng thống Emmanuel Macron chính thức được thông qua tại Quốc hội bất chấp làn sóng phản đối vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Dự luật cải cách hưu trí đang gây chia rẽ nước Pháp sẽ trải qua những thử thách cuối cùng trong ngày hôm nay (20/3). Theo đó, chính phủ của Thủ tướng Elisabeth Borne sẽ cần phải vượt qua hai cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội để dự luật chính thức được thông qua, cũng như tránh được nguy cơ sụp đổ.
Thế giới tuần qua chứng kiến cơn giận dữ của dư luận Pháp, sau khi chính quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sử dụng quyền đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua dự luật tăng tuổi nghỉ hưu gây tranh cãi. Các cuộc biểu tình quy mô lớn, thậm chí biến thành bạo lực đã đẩy nước Pháp vào sự hỗn loạn và có nguy cơ dẫn đến những bất ổn chính trị.
Trong yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, người dân, cán bộ cần được tiếp cận các thông tin, chính sách, pháp luật, để từ đó hiểu, thực hiện và chấp hành nghiêm Hiến pháp và pháp luật, hình thành văn hoá, thói quen tuân thủ pháp luật. Cùng với việc hoàn thiện chính sách, cơ chế giúp người dân thực hiện được quyền tiếp cận và làm chủ thông tin pháp luật một cách dễ nhất, nhanh, thuận tiện nhất ngay từ cấp cơ sở, việc hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này có ý nghĩa cần thiết. Chính vì vậy, ngày 29/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 98 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp trong đó có quy định chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thành Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (16/3) bất ngờ đồng ý cho phép chính phủ sử dụng điều 49.3 để thông qua Dự luật cải cách hưu trí mà không phải qua bỏ phiếu tại Quốc hội. Quyết định này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ lực lượng đối lập và các nghiệp đoàn lao động, có nguy cơ đẩy nước Pháp lún sâu vào bất ổn chính trị-xã hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì buổi làm việc với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.- Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương bàn giải pháp thực hiện mục tiêu: Đến năm 2030, ý thức thượng tôn pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội.- Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM lý giải tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 2 tháng đầu năm chỉ đạt 1%.- Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố "bình thường hóa hoàn toàn" Hiệp định bảo mật thông tin quân sự với Nhật Bản.- Ngân hàng nhân dân Trung Quốc tập trung xử lí rủi ro tài chính, ứng phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ và các nước phương Tây.
Đang phát
Live