- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, trong đó có việc xem xét danh sách các địa phương thuộc các nhóm nguy cơ và đưa ra các quyết sách mới.- Đã qua 6 ngày Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới và có thêm 7 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.- Kỷ niệm 150 năm ngày sinh lãnh tụ Lê nin, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia: "Di sản Lê-nin: Giá trị lý luận-Thực tiễn": tiếp tục khẳng định những cống hiến vĩ đại của Lê nin vì sự tiến bộ của nhân loại. Tư tưởng của Người soi sáng cho cách mạng Việt Nam.- Bộ Công Thương đưa ra các giải pháp ứng phó với giá dầu giảm sâu.- Tại Nhật Bản, tốc độ lây nhiễm tập thể tại các bệnh viện, trường học ngày càng gia tăng.- Sau khi có thời điểm rơi xuống mức thê thảm nhất trong lịch sử (-40,32 USD/thùng), giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ đã tăng trở lại lên mức hơn 13 USD/thùng. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác tiến hành họp khẩn.- Mỹ và Australia phối hợp tuần tra chung ở khu vực Biển Đông. - Loạt bài “Bước đi sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông”, bài 3 nhan đề: Thành lập Quận “Tây Sa và Nam Sa”: Từ mưu đồ "biến thứ không phải của mình thành thứ tranh chấp đến biến thứ tranh chấp thành của riêng mình".
- Chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nhiệm vụ lúc này là phải biến “nguy” thành “cơ”, để sau khi hết dịch, nền kinh tế tăng tốc, không chỉ bù lại những tổn thất mà còn thực hiện tầm nhìn và quyết tâm về một nền kinh tế độc lập, tự cường.- Sáng nay, cả nước không ghi nhận bệnh nhân mới, 2 bệnh nhân Covid-19 tại Bình Thuận và 1 bệnh nhân tại Đà Nẵng được xuất viện. Dự kiến trong chiều nay, sẽ có thêm 11 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.- Trước tâm lý có phần chủ quan của một bộ phận người dân về cách ly xã hội, chuyên gia y tế cảnh báo, mặc dù số ca mắc Covid-19 mỗi ngày giảm, tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng vẫn còn cao.- Hôm nay, đánh dấu tròn 100 ngày kể từ khi dịch bệnh do virus Corona chủng mới bùng phát tại Trung Quốc, số người chết do Covid-19 trên toàn thế giới đã gần vượt ngưỡng 100 nghìn người.- Các nước ASEAN nhất trí thành lập một quỹ ứng phó với dịch Covid-19. Trong khi đó, sau nhiều lần đàm phán thất bại, sáng sớm nay, Bộ trưởng Tài chính các nước Liên minh Châu Âu thống nhất huy động gói cứu trợ kinh tế khổng lồ trị giá 500 tỷ Euro nhằm trợ giúp các nền kinh tế thành viên bị đại dịch Covid-19 tàn phá.- Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
Tính đến hôm nay, tâm dịch ở nhiều nước EU đã bước sang tuần thứ 3. Nếu như cách đây 2 tháng, có lẽ ít ai hình dung được kịch bản này ở một châu lục lớn mạnh và toàn cường quốc như EU. Nhưng cùng với sức tàn phá của dịch bệnh đối với EU, điều tôi muốn trình bày với quý vị và các bạn hôm nay đó là những nguy cơ có thực về hố sâu phân rẽ đang nới rộng trong lòng Liên minh châu Âu bởi cách thức ứng phó với dịch COVID-19, thậm chí có thể đe doạ sự tồn vong của "Dự án châu Âu". Mặc dù EU đã kịp thời thông qua một gói cứu trợ khổng lồ “Kế hoạch Marshall” với hơn 2.770 tỷ euro cho các thành viên, nhưng nói gì thì nói dịch bệnh COVID-19 lần này đã và đang cho thấy những lỗ hổng về lòng tin mới đang xuất hiện chia rẽ các nước châu Âu.
Đang phát
Live