- Tuần lễ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 54 (AMM-54) và các hội nghị liên quan bàn thảo nhiều nội dung quan trọng như xây dựng cộng đồng ASEAN, quan hệ giữa ASEAN với đối tác, an ninh khu vực... - Các đề xuất, sáng kiến nổi bật của các nước ASEAN và các đối tác nhằm ứng phó đại dịch Covid-19.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị là quan chức cấp cao Trung Quốc đầu tiên tới Syri kể từ năm 2011. Động thái ngoại giao này nằm trong chuyến công du 3 nước Trung Đông – Bắc Phi gồm Syrian, Ai Cập và Angieri của ông Vương Nghị từ ngày 17-20/7. Đáng chú ý, Ngoại trưởng Trung Quốc đã nêu sáng kiến 4 điểm để giải quyết vấn đề Syrian – một động thái được giới quan sát nhận định là sự khởi đầu mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực này. Có thể thấy thời gian gần đây, Trung Quốc tăng cường ngoại giao tại các “điểm nóng” của thế giới từ Trung Á đến Trung Đông, những khu vực mà Mỹ đang rút bớt sự hiện diện.
Thời gian qua, Trung Quốc đóng vai trò là nhà cung cấp vaccine lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, cán cân đang bắt đầu thay đổi khi tại Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa diễn ra, Mỹ và các đồng minh đã cùng nhau cam kết viện trợ 1 tỷ liều vaccine cho thế giới. Động thái này được đánh giá là bước “tăng tốc” của Mỹ trong cuộc đua “ngoại giao vaccine” nhằm thúc đẩy lợi ích và khôi phục vai trò lãnh đạo của Washington. Thế nhưng sau một thời gian bị đánh giá là “chậm chân”, liệu Mỹ có thể sớm “bắt kịp” Trung Quốc hay Nga - hai ứng viên hàng đầu trong cuộc đua đang càng lúc càng nóng bỏng này?
Chiều 10/6, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ tháng 6 dưới hình thức trực tuyến, thông báo những vấn đề đối ngoại đáng quan tâm, đặc biệt, vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo, cũng như các chính sách của Việt Nam để đối phó với tình trạng lây lan dịch bệnh hiện nay.
Dự và phát biểu tại buổi lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19, do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi toàn thể nhân dân cùng hành động, đoàn kết với tinh thần “Bầu ơi thương lấy bí cùng” đẩy lùi dịch bệnh. Ngay tại buổi lễ đã ghi nhận số tiền quyên góp được là trên 2700 tỷ đồng.- Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân.- Làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo đưa khoa học và công nghệ là động lực thực sự cho phát triển đất nước.- Bộ Ngoại giao nước ta phản đối các hành động vi phạm chủ quyền quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở khu vực 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.- Các nước Đông Nam Á đứng trước làn sóng Covid-19, gây áp lực chưa từng có lên hệ thống y tế.- Bê-la-rus và Liên minh châu Âu đối đầu gay gắt sau vụ máy bay của hãng Ryan Air bị buộc phải hạ cánh khẩn tại Min-xcơ.
Việt Nam vừa kết thúc Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với những sáng kiến, đề xuất được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định, trên cơ sở thành công của Tháng Chủ tịch HĐBA trong tháng Tư này, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, khẳng định vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang về kết quả Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam.
Trong Sách Xanh ngoại giao năm 2021, lần đầu tiên Nhật Bản đã đề cập trực tiếp tới hành vi xâm nhập của tàu thuyền Trung Quốc tại khu vực Senkaku/Điếu ngư là “vi phạm luật pháp quốc tế”.
Cuối tuần qua, thế giới chứng kiến căng thẳng ngoại giao leo thang nghiêm trọng giữa Nga với hai nước Cộng hòa Séc và Ucraina. Ngày 17/04, Cộng hòa Séc đã trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga do tình nghi những người này là các sĩ quan tình báo Nga. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ucraina đã yêu cầu nhà ngoại giao cấp cao của Đại sứ quán Nga tại Kiev rời khỏi Ucraina để đáp trả việc Nga bắt giữ và trục xuất Tổng lãnh sự Ucraina ở Saint-Petersburg. Các động thái này đang thổi bùng mâu thuẫn giữa Nga và các quốc gia vốn nhiều hiềm khích, đồng thời đẩy các nước này vào vòng xoáy trả đũa, dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm. Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương, người có nhiều năm nghiên cứu về Nga và khu vực Đông Âu trao đổi về vấn đề này.
- Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hôm nay Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao của Hội đồng Bảo an. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo an và là hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kể từ khi nhậm chức.- Quảng Nam đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ chọn là địa phương thực hiện thí điểm đón khách du lịch quốc tế.- Siêu bão có tên quốc tế Surigae trên biển Đông được đánh giá là cơn bão mạnh, rất nguy hiểm. Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai có Công văn khẩn gửi Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau về sẵn sàng ứng phó.- Căng thẳng giữa Nga và Cộng hòa Séc bị đẩy lên cao khi Nga tuyên bố trục xuất 20 nhà ngoại giao của Nga để đáp trả quyết định trục xuất 18 nhà ngoại giao của Nga khỏi Praha.- Nhờ cấp tốc đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine Covid-19, người dân Israel giờ đã có thể bỏ khẩu trang và thoải mái giao lưu tại nơi công cộng.
Trong cuộc họp báo thường kỳ diễn ra chiều nay tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng về các hoạt động gần đây của tàu Trung Quốc ở khu vực đá Ba Đầu thuộc cụm đảo Sinh Tồn Đông của Việt Nam, coi đây là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Đang phát
Live