Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây có nguy cơ căng thẳng khi nước này vừa triệu các đại sứ và đại diện của 9 nước phương Tây đến trụ sở Bộ Ngoại giao để phản đối việc hàng loạt các lãnh sự quán tại Istanbun đóng cửa do quan ngại về an ninh. Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ trích việc các lãnh sự quán châu Âu tại Istanbun đóng cửa là nỗ lực nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội nước này diễn ra vào tháng 5 tới, cho rằng, đây là cuộc chiến tranh tâm lý chống Thổ Nhĩ Kỳ và tìm cách gây bất ổn cho nước này. Trước đó, Mỹ và nhiều nước châu Âu đã khuyến cáo công dân không tham gia các sự kiện đông người và tránh đến các điểm nóng du lịch ở trung tâm thành phố Ixtanbun do lo ngại nguy cơ khủng bố ngày càng gia tăng. Các cảnh báo an ninh xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng sau khi Thổ Nhĩ Kỳ từ chối ủng hộ Thụy Điển và Phần Lan gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc với Bộ Ngoại giao về việc triển khai công tác đối ngoại trong năm 2023.- Được giao kế hoạch vốn đầu tư công hơn 94.000 tỷ đồng, Bộ Giao thông vận tải tập trung nguồn lực giải ngân ngay từ đầu năm.- Ba Lan và các nước Ban-tích tăng cường hợp tác an ninh bảo vệ sườn phía Đông của NATO.- Thái Lan khởi động dự án xây dựng Thành phố hàng Không trị giá 8 tỷ 800 triệu đô la Mỹ trong năm nay.
Ngày này cách đây 50 năm trước, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự ở miền Nam Việt Nam. Với Hiệp định này, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu đánh cho Mỹ cút, mở ra thuận lợi mới cho mục tiêu đánh cho Ngụy nhào, tạo tiền đề giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước với đại thắng mùa xuân năm 1975. Tuy nhiên, để buộc Mỹ ký vào bản Hiệp định Paris năm 1973 là một chặng đường đầy chông gai kéo dài hơn 4 năm 8 tháng. Đây cũng là một trong những cuộc đấu tranh dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ 20. Để đạt được thắng lợi cuối cùng trên bàn đàm phán Paris năm ấy, chúng ta đã mất hơn 10 năm chuẩn bị với những nỗ lực phi thường trên mặt trận quân sự và ngoại giao. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS- NGND Vũ Dương Ninh, nguyên Chủ nghiệm khoa quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu lịch sử quốc tế và PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng viện lịch sử Đảng, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam trong phần đầu của Câu chuyện Thời sự và Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ trong Phần 2.
“Hội nghị Paris đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của ngoại giao cách mạng Việt Nam, đã tôi luyện nên những nhà ngoại giao xuất sắc trong thời đại Hồ Chí Minh; để lại những bài học lớn cho ngành ngoại giao trong bối cảnh mới”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Cùng dự lễ kỷ niệm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành Ngoại giao, trong đó có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Trưởng Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris năm 1973 và nhiều nhân chứng lịch sử khác.
Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc và Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta đã tiếp tục phát huy thế mạnh của ngoại giao nghị viện trong quan hệ song phương với hai đối tác chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á, củng cố quan hệ chính trị tin cậy với lãnh đạo cấp cao Quốc hội Hàn Quốc và Ấn Độ, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động của nghị viện cũng như các biện pháp phục hồi, phát triển kinh tế. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự lễ kỷ niệm 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ.- Bộ Ngoại giao Nga công bố dự thảo thỏa thuận với Mỹ và NATO về đảm bảo an ninh.- Số người tử vong trong vụ hỏa hoạn tại Nhật Bản tiếp tục tăng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư, xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về thi hành kỷ luật cán bộ.- Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: đẩy mạnh xây dựng nền ngoại giao toàn diện, phải lấy lợi ích quốc gia dân tộc là tối thượng.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bắt đầu chuyến thăm chính thức Ấn Độ theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện và Thượng viện Ấn Độ.- Hà Nội yêu cầu các địa phương phải bố trí trạm y tế lưu động theo số dân và cấp độ dịch.- Người dân Châu Âu có thể phải sử dụng khí đốt với giá cao kỷ lục trong mùa đông này do lo ngại căng thẳng Nga-Ukraina gia tăng.- Hơn 1 nghìn người đã được sơ tán sau vụ cháy nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm Thương mại Thế giới tại Hong Kong, Trung Quốc.
Tiếp theo loạt sự kiện quan trọng của ngành ngoại giao nhằm triển khai đường lối Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, hôm nay, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc sẽ diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Là hội nghị chuyên sâu về đối ngoại đầu tiên, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc lần này sẽ đánh giá những thành tựu đạt được qua 35 năm đổi mới trong lĩnh vực đối ngoại, nhận diện những vấn đề đặt ra trong thời gian tới, từ đó làm sâu sắc hơn đường lối đối ngoại của đất nước trong tình hình mới và các biện pháp thực hiện.
Ngày 29/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết,Mỹ muốn trục xuất thêm 55 nhà ngoại giao và các nhân viên hành chính, kỹ thuật của đại sứ quán và lãnh sự quán của Nga trong những tháng tới.
- Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Liên bang Nga và có buổi làm việc với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga, nhằm thúc đẩy cung cấp và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V cho Việt Nam.- TPHCM xây dựng dự thảo Chỉ thị từng bước nới lỏng giãn cách xã hội từ 0h00, ngày 1/10 tới đây. Cũng từ ngày 1/10, 25 dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố thi công trở lại.- Thử nghiệm phần mềm kiểm soát lái xe vận tải hàng hóa bằng mã QR Code của Bộ Công an.- Sáng sớm nay, Triều Tiên phóng vật thể bay không xác định ra biển Nhật Bản. Trước đó, Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin Hội đồng Nhân dân Tối cao (tức Quốc hội Triều Tiên) sẽ họp vào ngày hôm nay.- Công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ bắt đầu thử nghiệm thuốc phòng tránh Covid-19 dạng uống.- Bình luận: "Kết luận số 14 của Bộ Chính trị là điểm tựa cho cán bộ vững tin đột phá, sáng tạo”.
Đang phát
Live