Tiếp tục chương trình phiên họp lần thứ 32, hôm nay, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43 năm 2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.
“Đắk Lắk cần nghiêm túc, trách nhiệm hơn nữa trong thống kê lại diện tích, sản lượng cà phê hiện nay để có số liệu chính xác. Từ đó định hình lại ngành hàng, đề ra những giải pháp phù hợp phát triển ngành cà phê bền vững”. Đây là yêu cầu của Đoàn giám sát HĐND tỉnh Đắk Lắk trong buổi làm việc với UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh về “Phát triển cà phê bền vững của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Nghị quyết 24).
Năm 2023 là năm doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nếu như thanh khoản bất động sản nửa đầu năm duy trì ở mức thấp, thì càng về cuối năm, tình hình càng được cải thiện. Những điểm sáng đã xuất hiện. Những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường đang mở ra những triển vọng mới trong năm 2024, nhất là khi các Luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua (như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật các tổ chức tín dụng) sắp có hiệu lực, những vấn đề về pháp lý sẽ được khơi thông. Vậy, đâu là những cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản nước ta trong năm 2024? Khách mời bàn luận trong Diễn đàn: Bà Hoàng Thu Hằng, Trưởng phòng Quản lý thị trường bất động sản, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng); Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh và ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Phương Đông.
Phấn đấu số doanh nghiệp gia nhập thị trường (thành lập mới và quay trở lại hoạt động) năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023. Đây là mục tiêu cụ thể được đặt ra trong Nghị quyết số 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Mục tiêu này cũng tương đương mức dự báo của Tổng cục Thống kê mới đây. Theo đó, cơ quan này ước tính sẽ có thêm 230.500 doanh nghiệp gia nhập nền kinh tế năm 2024. Trong đó, 162.500 doanh nghiệp ra đời và 68.000 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 16%. Nghị quyết 02 cũng đặt mục tiêu tổng quát là cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường kinh doanh để phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển, nhằm nâng cao vị thế của nước ta trên các bảng xếp hạng quốc tế. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư, kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần làm gì để hiện thực hóa các mục tiêu này, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa?
Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL, tại nhiều tỉnh vùng ĐBSCL Tỉnh uỷ đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế xã hội, mang lại luồng gió mới tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội (nói chung) và sản xuất nông nghiệp (nói riêng) của vùng không ngừng phát triển, đời sống người nông dân đã vươn lên. Kết quả cụ thể từ Nghị quyết 16, năm 2019 của Tỉnh uỷ Sóc Trăng về phát triển giống lúa chất lượng cao ST.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với 9 địa phương để thúc đẩy tiến độ các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Bình đến Hưng Yên.- Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết 01 của Chính phủ, trong đó phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng ít nhất 130km đường bộ cao tốc trong năm nay.- Nhiều tín hiệu tích cực khi tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong 3 tuần qua... đạt hơn 2,36 tỷ đô la Mỹ.- Thái Lan và Trung Quốc ký Hiệp định miễn thị thực chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch giữa hai nước.
Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Cửu Long và Nghị quyết, kế hoạch của các địa phương đã là luồng gió mới tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội (nói chung) và sản xuất nông nghiệp (nói riêng) của vùng không ngừng phát triển, đời sống người nông dân đã vươn lên.
Năm qua, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của Chính phủ, các bộ ngành địa phương, doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực: Tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước, cả năm tăng 5,05%, thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thực hiện vẫn đạt được 23,18 tỷ đô la Mỹ; giải ngân vốn đầu tư công dự báo đạt 95% kế hoạch; thu ngân sách nhà nước vượt 8,2%; đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu xã hội. Năm 2024 là năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021-2025; Chính phủ thống nhất phương châm điều hành của năm nay là: "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững".
Sau 2 ngày rưỡi họp tập trung, sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Kỳ họp bất thường thứ 5, Quốc hội khóa 15 đã họp phiên bế mạc. Dự phiên bế mạc có: nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Trong sáng nay, Quốc hội đã thông qua 2 Luật, 2 Nghị quyết quan trọng, trong đó có Luật đất đai (sửa đổi).
Chiều nay (15/1), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chủ trị phiên họp Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành và Tổ Giúp việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Đang phát
Live