Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa thông qua Nghị quyết ủng hộ việc ngừng bắn vĩnh viễn giữa Israel và Hamas (Ha-mát). Nghị quyết do Mỹ soạn thảo và đề ra kế hoạch gồm 3 bước: Thứ nhất là Israel rút quân khỏi Gaza, hai bên ngừng giao tranh; thứ hai là các bên bắt đầu trao trả con tin; thứ ba là bắt đầu quá trình tái thiết Gaza. Đây là lần đầu tiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết về ngừng bắn ở Gaza với độ đồng thuận cao: 14 phiếu ủng hộ và 1 phiếu trắng của Nga. Bên cạnh đó, Israel cũng chấp thuận đề xuất nêu trong Nghị quyết, trong khi Hamas cho biết sẵn sàng hợp tác với các nhà hòa giải trong việc thực hiện các nguyên tắc của nghị quyết “phù hợp với yêu cầu của người dân và lực lượng kháng chiến”. Với những tín hiệu tích cực từ các bên như vậy, liệu Nghị quyết này có thể kỳ vọng tạo bước đột phá cho cuộc xung đột đang bế tắc ở Trung Đông? PV Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập phân tích rõ hơn vấn đề này.
Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của quyết sách trong bối cảnh cấp bách. Với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ của Nghị quyết đã góp phần kịp thời phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ tinh thần của người dân và doanh nghiệp, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông. Tuy vậy, nhiều chính sách tốt đẹp vẫn chưa đi đến đích, chưa đạt được hiệu quả, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp. Quá trình thực hiện cho thấy việc hoàn thiện các quy định pháp luật vẫn là yêu cầu tiếp tục đặt ra, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp, cần sự ứng phó và xử lý linh hoạt nhưng hiệu quả.
Đến nay đã gần một năm kể từ khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 98 cho TP.HCM. Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết này đã có những kết quả bước đầu, là tiền đề quan trọng, là động lực để các cấp các ngành của TPHCM tự tin nỗ lực bứt phá hơn nữa, đưa thành phố phát triển.
Trong hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 43 cho thấy các chính sách là phù hợp, đáp ứng nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn trong nhiều dự án thuộc chương trình của Nghị quyết 43 còn chậm, một số chính sách đã không đạt kế hoạch, mục tiêu đề ra. Đây là những vấn đề được đại biểu Quốc hội phân tích trong phiên họp sáng nay khi thảo luận ở hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện Nghị quyết số 43 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”. Bên cạnh đó còn có tình trạng ban hành văn bản hướng dẫn chậm.
- Ưu tiên tăng trưởng kinh tế nhằm đạt mục tiêu 6-6,5% gắn với giữ vững ổn định vĩ mô, tạo đà phục hồi - Chương trình hành động của Chính phủ về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới”, xác định những mục tiêu cụ thể - Cần cơ chế, chính sách mới để tạo động lực phát triển doanh nhân là nội dung cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Kim Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Với tỷ lệ áp đảo 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc tối qua (10-05, giờ địa phương) đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xem xét ủng hộ Palextin trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Dù chỉ mang tính biểu tượng, song việc Đại hội đồng thông qua nghị quyết này có ý nghĩa to lớn đối với qui chế và hoạt động của Palextin.
Sáng nay (10/5), tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 41 ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nhiều giải pháp nhằm thu hút nguồn lực trí thức kiều bào tham gia thúc đẩy đổi mới sáng tạo của TP.HCM được các đại biểu đề xuất tại tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự phát triển TP theo Nghị quyết 98 của Quốc hội, Chỉ thị 27 của Thành ủy TP.HCM và Nghị quyết 18 của HĐND Thành phố.
Nhiều giải pháp nhằm thu hút nguồn lực trí thức kiều bào tham gia thúc đẩy đổi mới sáng tạo của TP.HCM được các đại biểu đề xuất tại tọa đàm về vai trò cộng đồng doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài đối với sự phát triển TP theo Nghị quyết 98 của Quốc hội, Chỉ thị 27 của Thành ủy TP.HCM và Nghị quyết 18 của HĐND Thành phố.
Sau 49 năm giải phóng, TPHCM đã có những bước chuyển mạnh mẽ, là địa phương phát triển năng động, sáng tạo, giữ vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước. Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM chính thức có hiệu lực từ 1/8/2023 cũng đã trao thêm nhiều điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và huy động nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thành phố trong thời gian tới. “Nghị quyết 98 - động lực để TPHCM tiếp tục bứt phá” là nội dụng câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của khách mời là TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn triển khai Nghị quyết 98.
Đang phát
Live