Đến cuối năm 2020, số người tham gia BHXH là hơn 16 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ là 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi. Tuy nhiên, số doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT còn nhiều, với số tiền nợ đọng cao nhưng chưa có biện pháp thu hồi, xử lý thích đáng. Tình trạng lạm dụng, trục lợi BHXH, BHTN, BHYT vẫn xảy ra ở một số địa phương, đơn vị, có xu hướng ngày càng tinh vi, với số tiền lớn…. Những vấn đề này được nêu ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện nghị quyết số 21/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức chiều nay(24/12). Đồng chí Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chủ trì hội nghị.
Đại dịch Covid 19 đã khiến các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực gặp khó khăn chồng chất. Nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngưng trệ. Trong bối cảnh khó khăn chung như vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn tìm cách vượt qua, duy trì ổn định sản xuất, từng bước khôi phục hoạt động kinh doanh, triển khai có hiệu quả Nghị quyết 128 của Chính phủ. Các doanh nghiệp đã tìm kiếm cách thức, giải pháp duy trì, phục hồi và phát triển. Trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, chúng tôi mời tới phòng phát thanh trực tiếp doanh nhân, Anh hùng lao động Nguyễn Quang Mâu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Gốm Đất Việt để trao đổi về chủ đề: “Cách nào để doanh nghiệp tự tin vượt qua khó khăn đại dịch Covid 19?”.
Sau 2 tháng chuyển từ mục tiêu “Không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ, kinh tế - xã hội của các địa phương khu vực Tây Bắc có nhiều khởi sắc, nhiều chỉ tiêu thực hiện vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tháng 5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025, trong đó đặt ra mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định, cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp. Đồng thời, Nghị quyết 68 nêu rõ phải cắt giảm các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, không phân biệt đó là thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh hay thủ tục kiểm tra chuyên ngành, nếu gây khó khăn cho doanh nghiệp sẽ bị bãi bỏ. Đây là điểm khác biệt căn bản so với các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh trước đó. Rõ ràng, năm 2021 và năm 2022 sẽ là những năm bản lề để thực hiện mục tiêu đề ra của nghị quyết 68. Con số 20% cắt giảm trong quy định của pháp luật, cũng như chi phí cho doanh nghiệp – sẽ là ít nếu như tất cả đều vào guồng với cùng một mục đích vì doanh nghiệp, vì nhân dân, nhưng cũng sẽ là nhiều và thách thức nếu như khâu thực thi chính sách còn khoảng cách xa vời với chính sách, và các bộ ngành, địa phương vẫn giữ lợi ích của riêng mình. Chương trình Đối thoại hôm nay sẽ bàn sâu hơn câu chuyện: Nỗ lực cho mục tiêu cắt giảm 20% chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp với sự tham gia của hai vị khách mời là Tiến sỹ Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch thường trực Kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
- Xây dựng phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.- Kết luận 65 của Bộ Chính trị Khoá XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9 về công tác dân tộc trong tình hình mới.
Để văn hóa thực sự đảm đương được sứ mệnh “soi đường cho quốc dân đi” và xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ngoài việc thể chế hóa Nghị quyết bằng Luât pháp, xây dựng hệ tiêu chí quốc gia về văn hóa thì vấn đề giáo dục tuyên truyền về truyền thống, lịch sử văn hóa của dân tộc đến với mọi tầng lớp nhân dân, rồi sự gương mẫu thực hiện của mỗi cán bộ đảng viên trong thực hiện các quy định của đảng và Nhà nước là những điều có nghĩa to lớn trong việc hiện thực hóa Nghị quyết.
Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam - Sức mạnh nội sinh phát triển đất nước.- Nghị quyết 406 về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị tác động bởi Covid 19 đã đi vào cuộc sống.- Cà Mau: Lao động về quê, lại thiếu việc làm.- Mối quan hệ Nga - Mỹ liên quan tới dự án Dòng chảy phương Bắc 2.
Nghị quyết 406 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 đã và đang được triển khai, từng bước đi vào cuộc sống.
- Phỏng vấn: Ông Nguyễn Văn Tốn - Phó Vụ trưởng - Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương về Kết quả của Nghị quyết 26 về Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Nông nghiệp vượt bão, đạt mục tiêu tăng trưởng - Tái đàn cần gắn với phòng chống dịch tả lợn Châu Phi - Đầu tư tiền tỷ trồng lan công nghệ cao.
Sau gần 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19, nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng chống dịch. Đến nay, dịch bệnh đã dần được kiểm soát. Cuộc sống đang trở về trạng thái bình thường mới. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế -xã hội đang được khôi phục và ngày càng sôi động hơn. Từ thực tiễn tình hình, Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Trên tinh thần này, ngày 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Đang phát
Live