Nghị quyết số 31 ngày 31/12/2022 của Bộ Chính trị về phát triển TP.HCM định hướng, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM là đô thị phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á. Để hiện thực hóa chủ trương này của Bộ Chính trị, Chính phủ đang trình Quốc hội Nghị quyết mới với những cơ chế vượt trội thay thế cho Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
Chính phủ ban bành Nghị quyết “Về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025”.-Quảng Ninh phấn đấu hoàn thành xóa trên 360 căn nhà tạm, nhà dột nát trước dịp Quốc khánh 2/9 năm nay.-Giao tranh tại Suđăng vẫn ác liệt-Chính phủ Niu Di-lân cam kết bổ sung hơn 16 triệu đô-la New Zealand cho ngành công nghiệp khử các-bon.
Mặc dù Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện 8) vẫn đang trong giai đoạn bàn thảo, song kế hoạch hiện thực hoá chủ trương phát triển điện gió ngoài khơi (ĐGNK) ở Việt Nam đã khá rõ ràng. Bởi sau nhiều lần sửa đổi, bản Dự thảo Quy hoạch Điện 8 mới đây nhất vẫn kiên định phát triển ĐGNK - với khoảng 7GW (7.000MW) công suất nguồn điện này sẽ được hoàn thành, cung cấp điện vào năm 2030 (khoảng 87 GW công suất vào năm 2050). Từ thực tế triển khai các dự án ĐGNK ở nhiều quốc gia có sẵn các cơ sở hạ tầng thiết yếu và kinh nghiệm trong xây dựng ĐGNK, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam nên áp dụng cơ chế thí điểm để có thể hiện thực hoá chủ trương này.
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm.- Điểm nổi bật của Hội nghị Ngoại trưởng nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).- Làm gì trước làn sóng dịch bệnh Covid 19 mới?- Hàn Quốc thu hút người dân trở lại khu phố Itaewon sau thảm họa Halloween.- Nghị quyết về phát triển nông nghiệp – giải mã "hiện tượng" Sơn La.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tiếp tục chương trình phiên họp 22, sáng nay, cho ý vào báo cáo Kết quả thực hiện giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, Ủy ban TVQH đề nghị làm rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn của các đề xuất trong báo cáo giám sát theo Nghị quyết 30 của Kỳ họp bất thường lần thứ nhất. Bởi Nghị quyết 30 không phải là áp dụng biện pháp đặc thù một cách tùy tiện, không phải là hợp thức hóa sai phạm.
Tiếp tục chương trình phiên họp 22, sáng nay, cho ý kiến vào báo cáo Kết quả thực hiện giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, Ủy ban TVQH đề nghị làm rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn của các đề xuất trong báo cáo giám sát theo Nghị quyết 30. Bởi Nghị quyết 30 không phải là áp dụng biện pháp đặc thù một cách tùy tiện, không phải là hợp thức hóa sai phạm.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã và đang phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế, trở thành thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế; cộng đồng kinh tế tư nhân đang nỗ lực tiến tới trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế quốc dân như kỳ vọng-định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII. Đâu là điều kiện cần để nỗ lực “triển khai Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trở thành hiện thực? Các chuyên gia, doanh nhân sẽ nhìn nhận thực tiễn và kiến nghị giải pháp cho vấn đề.
Ngày 11/03 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Mục tiêu của Nghị quyết là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản, trong đó: Tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật và trình tự, thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá… Tập trung cao độ tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường; Tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Đã có rất nhiều cơ hội, thời cơ cùng những điểm nghẽn, thách thức trong phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng, phát triển Vùng trên cả nước nói chung được cả cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và chuyên gia, doanh nghiệp chỉ ra tại Hội thảo “Phát triển đầu tư, thương mại, dịch vụ, tạo liên kết vùng cho doanh nghiệp” do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Thái Bình đồng chủ trì tổ chức (hôm nay, 30/03/2023) nhằm cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 14/NQ-CP (ngày 8/2/2023) của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW.
Đang phát
Live