- Liên kết vùng “là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, quốc gia, là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững. - Những năm qua, chủ trương liên kết vùng của Đảng và Nhà nước đã từng bước được hiện thực hóa, tạo bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội cho các địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những bất cập về quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách... đòi hỏi phải sớm có các giải pháp khắc phục. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay (8/2) sẽ dành toàn bộ thời lượng để phân tích, làm rõ nội dung này.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị Bộ Chính trị gặp mặt các nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước- Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 36 về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới- Hôm nay, 19 tỉnh thành phố phía Bắc và Bắc Trung bộ hoàn thành giao nhận quân- Từ ngày 3/2/2023, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân điều chỉnh tăng so với mức cũ từ 200 đến 500 đồng/kWh- Hơn 1300 người thiệt mạng sau vụ động đất 7/6 độ ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syri. Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế khắc phục hậu quả của thảm họa động đất này- Thêm dấu hiệu cải thiện trong quan hệ thương mại Australia và Trung Quốc
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu: Đến năm 2030, vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ đô Hà Nội... - Ngày 01/8/2022 Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm “hoàn thiện thể chế phát triển và liên kết vùng”, Lào Cai được xác định là một “cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng”, là “trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc”. - “Phát huy lợi thế “trục động lực” kết nối kinh tế khu vực và cả nước” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật được Kênh Thời sự - VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Lào Cai thực hiện chào mừng năm mới Quý Mão 2023 - năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. - Khách mời của chương trình là ông Trịnh Xuân Trường - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong - Nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban tuyên truyền lý luận, Báo Nhân Dân.
Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 13, Ban chấp hành TW Đảng đã ban hành Nghị quyết 27 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Nghị quyết khẳng định: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; luôn phải đặt trong tổng thể công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, kiên trì, hiệu quả; thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Năm qua, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt, 1 chỉ tiêu không đạt. Năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, Chính phủ thống nhất phương châm điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cuơng, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả".
Năm 2023 sẽ là một trong những năm đáng nhớ nhất trong hành trình phát triển của các tỉnh Tây Nguyên, khi các tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết 23 của Bộ chính trị về phát triển Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để đạt được mục tiêu của nghị quyết: xây dựng Tây Nguyên từ vùng kém phát triển nhất, thành vùng kinh tế khá của cả nước, các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân, cộng đồng doanh nghiệp ở Tây nguyên đang tích cực tìm hiểu và triển khai. Chương trình hành động của Chính phủ với các dự án trị giá hàng trăm nghìn tỷ đồng , sự chờ đón của các doanh nghiệp… cho thấy nghị quyết 23 đang tạo ra cho Tây Nguyên cơ hội phát triển lớn, đồng thời cũng rất cần cam kết trách nhiệm từ các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương để cơ hội đó trở thành hiện thực.
Ngày 30/12, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sáng nay( 5/1), tại Hà Nội diễn ra Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2021; triển khai Kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2022. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Dự hội nghị tại đầu cầu trụ sở Chính phủ có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương. Dự Hội nghị tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố có Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.
- Năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng: Bước chuyển từ nhận thức đến hành động - Bắc Giang: Chọn mũi đột phá để đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống - Xoá bản trắng đảng viên ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá
Đã thành thông lệ, kể từ năm 2014, cùng với việc ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước của năm mới (Nghị quyết số 01), Chính phủ đồng thời ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (trước là Nghị quyết số 19, nay là Nghị quyết số 02). Theo kế hoạch, các Nghị quyết này cũng sẽ được Chính phủ kế thừa, phát huy để ban hành và triển khai trong năm mới 2022 này. “Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh: Nhiệm vụ trọng tâm đặt ra tại 2 Nghị quyết đầu năm của Chính phủ” là chủ đề của Câu chuyện thời sự đầu tiên của năm mới 2022 - với sự tham gia của vị khách mời là bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Môi trường kinh doanh & Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Đang phát
Live