- Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 41 năm 2023 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới".- Các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng của ngành điện Việt Nam.
Ngày 10/10, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết nêu rõ quan điểm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển và cống hiến là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nhân gắn với quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tại Hội thảo khoa học “Cơ chế đặc thù phát triển vùng Đông Nam Bộ: Đề xuất cơ chế tài chính và đầu tư phát triển vùng” do Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tổ chức sáng nay (6/10), các chuyên gia cho rằng, để phát triển vùng, trước mắt không cần nghiên cứu gì thêm mà áp dụng luôn một số điểm trong Nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM cho cả vùng. Ngân sách của địa phương này có thể đầu tư qua địa phương khác đối với các công trình hạ tầng đi qua địa phương đó.
Nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM được kỳ vọng sẽ giúp TP.HCM giải bài toán thiếu vốn để đầu tư phát triển, hạ tầng giao thông. Trước mắt, tín hiệu vui là 5 dự án giao thông huyết mạch ở các cửa ngõ sẽ được khởi động bằng việc HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư xây dựng 5 công trình dự án giao thông quan trọng bằng hợp đồng BOT (Xây dựng – Khai thác- Chuyển giao).
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 22, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo đã được thực hiện bài bản, tích cực và đạt được nhiều kết quả, đóng góp cho tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước. Đây là thông tin được các đại biểu đến từ các Bộ, ngành liên quan khẳng định tại “Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 22, ngày 10/04/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo” do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức sáng nay, tại Hà Nội.
Hôm nay, tại phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ Nhất triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội khóa 15. Đây là hoạt động chưa có tiền lệ, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến 62 điểm cầu địa phương với sự tham dự của hơn 2400 đại biểu tham dự.
"Nếu TP.HCM vận dụng và phát huy tốt lợi thế từ Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM thì trong 10 năm, từ 2026-20235 kinh tế TP có thể tăng trưởng 2 con số". Đó là kỳ vọng của chuyên gia kinh tế tại tọa đàm “Lực đẩy phát triển từ Nghị quyết 98 của Quốc hội" diễn ra sáng 31/8 do Báo Sài Gòn Giải phóng tổ chức.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc tại tỉnh Lạng Sơn về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17.- Cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý: quy định chi tiết trong dự thảo luật, tránh tình trạng không có trong quy hoạch nhưng chạy quy hoạch để thu hồi đất.- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ triển khai kết nối thanh toán khu vực với các Ngân hàng Trung ương của 5 nước ASEAN.- Phiên đấu giá biển số ô tô đẹp tiếp tục diễn ra vào tháng 9 tới sau khi khắc phục sự cố kĩ thuật.- Loạt phóng sự “Vì sao tiền dành cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số “bị nhốt” trong Kho bạc”.- Chính quyền quân sự Ni-giê cho phép quân đội Mali, Buốc-ki-na Fa-sô can thiệp nếu bị tấn công.- Nhiều bang tại Mỹ thiếu giáo viên trầm trọng và phải hạ tiêu chuẩn tuyển dụng giáo viên.
- Nửa nhiệm kỳ đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Khắc phục tình trạng trên nóng dưới lạnh. - Bắc Kạn: Nghị quyết thoát nghèo của Chi bộ Khuổi Ún phát huy hiệu quả thiết thực.
Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, doanh nghiệp nước ta tiếp tục gặp khó khăn bởi nhiều yếu tố như thị trường, giá cả đầu vào tăng cao, khó tiếp cận tài chính... Thậm chí nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, nguy cơ phá sản. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên sức chống đỡ trước những biến động bất lợi có phần hạn chế. Hiện nay, doanh nghiệp nước ta đang phải đối diện với nhiều tình thế biến động bất lợi. Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới gây ra những biến động phức tạp, khó lường trong việc kinh doanh, giao thương toàn cầu. Chuỗi cung ứng vì thế cũng gặp nhiều ảnh hưởng và đứt gãy, gây ra những xáo trộn, bị động cho nhiều doanh nghiệp. Dự báo tình hình trong nước và thế giới sẽ còn nhiều khó khăn trong năm nay và cả năm 2024. Vì vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này là yêu cầu cấp bách. Trên thực tế, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều chương trình hỗ trợ chưa đạt kết quả như mong muốn. Vậy, giải pháp nào để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát huy hiệu quả trong thời gian tới? Đây cũng là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Khách mời tham gia chương trình là Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Duy Bình và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Đang phát
Live