Trong tuần này, Bulgaria là quốc gia mới nhất trong Liên minh Châu Âu trục xuất các nhà ngoại giao Nga và Nga cũng tiến hành đáp trả bằng các biện pháp tương tự. Hơn thế, hôm 30/4, Nga đưa 8 quan chức hàng đầu EU vào danh sách đen, cấm nhập cảnh. Một làn sóng trừng phạt và và trả đũa ngoại giao lớn chưa từng có kể từ đầu năm đến nay giữa Nga và các nước Liên minh Châu Âu đang khiến cho quan hệ hai bên lao dốc không phanh. Thế nhưng, rất khó có thể nói rằng, quan hệ sẽ đi đến bước đường cùng khi mà cả hai bên đều có những lợi ích cốt lõi phụ thuộc.
- Với tỉ lệ tuyệt đối, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết về vấn đề Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống còn của người dân do Việt Nam đề xuất – trên cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an.- Bộ Giao thông vận tải đề nghị nghiệm thu đường sắt Cát Linh – Hà Đông để khai thác từ ngày 1/5.- Các chuyên gia kinh tế đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.- Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo quan hệ Nga-Mỹ hiện nay xấu hơn thời “Chiến tranh lạnh”.- Qua tuần lễ Tiêm chủng Thế giới 2021, Liên Hiệp Quốc kêu gọi sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng vào các chương trình tiêm chủng trên toàn cầu đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 vẫn rất khó để kiểm soát hiệu quả.
Cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể diễn ra vào tháng 6 tới. Đó là thông tin từ giới chức Nga sau khi xem xét đề xuất của phía Mỹ về một cuộc đối thoại song phương. Đây thực sự là một tín hiệu tích cực và đáng chú ý trong bối cảnh mối quan hệ Nga – Mỹ vốn đang rơi vào “vòng xoáy” đối đầu mới, với các đòn trừng phạt ngoại giao và kinh tế qua lại chỉ trong vòng 2 tuần qua. Liệu một cuộc họp thượng đỉnh Putin-Biden có thể diễn ra nhằm hóa giải những căng thẳng hiện nay? Khả năng nào cho việc “cài đặt lại” quan hệ Nga – Mỹ?
Tại trụ sở Bộ Ngoại giao Nga vừa diễn ra buổi giới thiệu ứng dụng di động mang tên “Du lịch không Covid-19” nhằm tạo điều kiện nối lại giao thông xuyên biên giới. Tham dự sự kiện người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao của 13 nước và đại diện Liên minh châu Âu (EU). Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga Nguyễn Quỳnh Mai tham dự sự kiện này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội với nhiều nội dung quan trọng. Sự kiện đặc biệt thu hút dư luận trong bối cảnh, nước Nga đang đứng trước hàng loạt thách thức chưa từng có về nhiều mặt, như đại dịch Covid-19, nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp, căng thẳng Nga - Ucraina... Vậy người đứng đầu nước Nga muốn truyền đi thông điệp gì qua thông điệp liên bang mới nhất? Đâu là tầm nhìn đối nội, đối ngoại của nước Nga trong giai đoạn hiện nay?
Đối phó với COVID và kế hoạch phục hồi hậu đại dịch, cùng với cảnh báo các quốc gia không nên vượt qua lằn ranh đỏ của Nga trong bối cảnh căng thẳng với phương Tây là những nội dung quan trọng được Tổng thống Nga Vladimia Putin tập trung trong thông điệp Liên bang đọc chiều nay 21/4.
Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu vừa họp trực tuyến, thảo luận tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine tại khu vực biên giới. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Nga điều động số lượng lớn binh sĩ tới khu vực biên giới giáp Ukraine – động thái được đánh giá là phép thử đối với phương Tây và có nguy cơ tạo ra đụng độ nguy hiểm ở khu vực Donbas. Sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky kêu gọi châu Âu hỗ trợ quốc gia này ứng phó với Nga, dư luận chờ đợi châu Âu sẽ có động thái rõ ràng hơn sau cuộc họp trực tuyến của các Ngoại trưởng. Nhưng bên cạnh những tuyên bố thể hiện sự quan ngại một cách chung chung, các Ngoại trưởng châu Âu đã không thông báo một bước đi cụ thể nào, trong khi ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu tuyên bố khối này không có kế hoạch áp đặt các lệnh trừng phạt mới với Nga.
Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025: Hoàn toàn xứng đáng!- Hỏi đáp về Bầu cử.- Kho bạc các địa phương đẩy mạnh giao dịch điện tử, giảm tỷ lệ cho giao dịch tiền mặt với khách hàng.- Căng thẳng với Nga, Ukraine có thể chờ đợi gì từ EU.- Nhật Bản thúc đẩy trả lương qua hình thức thanh toán điện tử.
Cuối tuần qua, thế giới chứng kiến căng thẳng ngoại giao leo thang nghiêm trọng giữa Nga với hai nước Cộng hòa Séc và Ucraina. Ngày 17/04, Cộng hòa Séc đã trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga do tình nghi những người này là các sĩ quan tình báo Nga. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Ucraina đã yêu cầu nhà ngoại giao cấp cao của Đại sứ quán Nga tại Kiev rời khỏi Ucraina để đáp trả việc Nga bắt giữ và trục xuất Tổng lãnh sự Ucraina ở Saint-Petersburg. Các động thái này đang thổi bùng mâu thuẫn giữa Nga và các quốc gia vốn nhiều hiềm khích, đồng thời đẩy các nước này vào vòng xoáy trả đũa, dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm. Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập Tạp chí Bạch Dương, người có nhiều năm nghiên cứu về Nga và khu vực Đông Âu trao đổi về vấn đề này.
Những căng thẳng, bất ổn tại miền Đông Ukraine được ví như “thùng thuốc súng” của khu vực những năm qua, nay lại có nguy cơ "phát nổ" do xung đột giữa lực lượng ly khai được Nga ủng hộ và binh lính Ukraine, trong khi các bên liên quan cũng đang rục rịch “động binh” tăng cường lực lượng tại đây. Giới quan sát đã nhắc đến kịch bản một cuộc chiến tranh “nóng”có thể xảy ra nếu bất cứ bên nào có những bước đi vượt tầm kiểm soát. Vì sao miền Đông Ukraine căng thẳng trở lại sau hàng loạt lệnh ngừng bắn? Tình hình hiện nay phản ánh điều gì về tính toán của các bên và hệ lụy ra sao nếu căng thẳng không được hạ nhiệt?
Đang phát
Live