Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa thông qua chiến lược an ninh quốc gia mới. Chiến lược an ninh quốc gia mới thay thế bản chiến lược cũ đã được thông qua cuối năm 2015. Chiến lược mới nêu các ưu tiên chiến lược chính của Nga như bảo tồn dân tộc Nga, bảo vệ các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của Nga, cũng như an ninh sinh thái và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo chiến lược mới, Nga sẽ giảm sử dụng đồng đôla trong ngoại thương, coi đây là biện pháp bảo đảm an ninh kinh tế đất nước. Điều đáng lưu ý trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga là mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ. Phóng viên Văn Thường, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn về chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga.
Nâng cao chất lượng báo cáo, chất lượng tổ chức cuộc họp - Tăng chất lượng điều hành.- Ngành thuế gỡ khó trong việc kê khai, nộp thuế thay cá nhân kinh doanh trên kênh thương mại điện tử.- Gian “Bếp ấm” ở Cần Thơ - Ấm lòng lực lượng tuyến đầu trong phòng chống dịch COVID-19.- Chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga.- Nhật ký EURO 2020.
Ngày 30/6, Tổng thống Putin đã tiến hành đối thoại trực tiếp với người dân Nga. Đây là lần thứ 18 Tổng thống Putin trực tiếp giải đáp những vấn đề mà người dân quan tâm. Bên cạnh các vấn đề đối nội cấp bách, người dân đặt ra các câu hỏi về chính sách đối ngoại của nước Nga.
Căng thẳng giữa Nga và Anh liên quan đến vụ việc tàu hải quân Anh đi qua vùng biển tranh chấp gần C-rưm chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Nga tiến hành tập trận rầm rộ ở phía đông Địa Trung Hải, đúng lúc một nhóm tàu sân bay tác chiến của Anh cũng hiện diện tại khu vực. Giới phân tích cho rằng, cả hai đều đang muốn gửi đi những thông điệp cứng rắn đằng sau các động thái này. Điều mà dư luận quan tâm hiện nay là cuộc đối đầu Anh – Nga sẽ bị đẩy xa tới đâu, nhất là khi Nga luôn thể hiện quan điểm không nhượng bộ trong những vấn đề liên quan đến Crưm, còn phía châu Âu cũng chưa từng gây được sức ép đủ lớn với Nga, chưa nói đến một mình nước Anh. Đây cũng là lý do khiến ý tưởng tổ chức hội nghị thượng đỉnh EU – Nga của Đức và Pháp đã bị bác bỏ. Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp và phóng viên Văn Thường, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ nét hơn vấn đề này.
Hộ chiếu vắc xin: Đã đến lúc thực hiện để đảm bảo mục tiêu kép?- An Giang: thu giữ lượng lớn quần áo may sẵn có dấu hiệu vi phạm thương hiệu nổi tiếng.- Căng thẳng Anh – Nga sẽ đi xa tới đâu?- Các địa phương đảm bảo an toàn dịch bệnh khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT.
Quan hệ với Nga tiếp tục là chủ đề gây chia rẽ khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu không thể tìm được tiếng nói chung về khả năng một hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Được đưa ra theo đề xuất của Pháp và Đức, song ý tưởng lại vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của các nước thành viên Baltic có biên giới giáp với Nga.
Tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu diễn ra hôm qua tại Brúc-xen, Đức và Pháp đã đề xuất EU họp thượng đỉnh với Nga. Tuy nhiên, đề xuất này đã nhanh chóng bị gạt sang một bên do bất đồng giữa các nước thành viên khối này.
Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu – Nga để “cài đặt lại” mối quan hệ với Nga, trong đó đưa ra thông điệp trực tiếp của châu Âu về các bước đi của Nga trong khi vẫn để ngỏ cánh cửa thỏa hiệp và hợp tác. Liên minh châu Âu và Nga chưa tổ chức hội nghị thượng đỉnh nào kể từ sau vụ việc Nga sáp nhập bán đảo Crưm. Vì vậy, ý tưởng của Đức và Pháp được cho là chịu ảnh hưởng khá lớn từ quan điểm của Mỹ trong việc quản lý mối quan hệ với Nga một cách ổn định, nhất là khi nước Mỹ dưới thời của Tổng thống Joe Biden khẳng định sẽ tăng cường tham vấn và phối hợp hành động với các đồng minh châu Âu trong các vấn đề quốc tế.
Một trong những sự kiện ngoại giao được chú ý nhất trong tuần qua là cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong bối cảnh mối quan hệ hai nước đã “chạm đáy” khủng hoảng. Đã có những cái bắt tay thiện chí, những cuộc trò chuyện thẳng thắn mà ở đó dường như hai nhà lãnh đạo đã tìm ra “công thức” nhằm kiểm soát những khác biệt, tránh để mối quan hệ Nga – Mỹ trở nên xấu hơn. Bàn luận những kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ cũng là nội dung của câu chuyện quốc tế hôm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 16/06 đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Tổng thống Nga Putin tại Geneva, Thụy Sỹ. Ông Joe Biden đã gọi cuộc gặp này là một thắng lợi về chính sách đối ngoại ngay cả khi căng thẳng liên quan tới các cuộc tấn công mạng và vấn đề nhân quyền có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ trong tương lai giữa hai nhà lãnh đạo.
Đang phát
Live