Sự kiện ngoại giao được dư luận quốc tế chờ đợi là cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vlađimia Putin đã diễn ra tại Thụy Sĩ vào tối qua (theo giờ VN). Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo này kể từ khi ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1 vừa qua. Trong mục Vấn đề quốc tế sáng qua, chúng tôi đã phân tích ý nghĩa của sự kiện này đối với quan hệ Nga – Mỹ hiện nay, đặc biệt là cơ hội đối thoại, trao đổi nhằm hóa giải các thách thức, bất đồng hai bên. Mặc dù được kỳ vọng, cuộc gặp sẽ tạo ra một môi trường ổn định trong quan hệ song phương Nga-Mỹ thời gian tới, song có vẻ như kết quả là hai bên cùng thăm dò và cho nhau thấy rõ “lằn ranh đỏ” của mình đang nằm ở đâu.
Hôm nay, theo giờ địa phương, tại Geneva, Thụy Sỹ diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden. Việc hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ ngồi vào bàn đàm phán được coi là một tín hiệu hé mở triển vọng cải thiện quan hệ giữa hai cường quốc đang bị đẩy xuống mức thấp nhất.
Cả hai hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) vừa diễn ra, đều nhắc nhiều tới các thách thức từ Nga và Trung Quốc. Giới phân tích cho rằng, điều đó có thể khiến cho lần “chạm trán” đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Geneva vào ngày mai (16/6) sẽ trở nên kịch tính.
Cục Tình báo Hải ngoại Nga (SVR) và Ủy ban An ninh Nhà nước Belarus (KGB) tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ hơn để chống lại các chính sách gây hấn. Động thái này cho thấy thêm một bước xích lại gần Nga của Belarus sau khi nước này hứng chịu một loạt các biện pháp trừng phạt từ phương Tây sau vụ ép máy bay chở khách của Ailen hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Minsk
Chính quyền Liên bang Nga đang thảo luận Dự thảo Chiến lược an ninh quốc gia mới. Chiến lược này được sửa đổi 6 năm một lần, cập nhật những nội dung mới so với bản Chiến lược an ninh được ký năm 2015. Thư ký HĐ an ninh Liên bang Nga khẳng định, chiến lược an ninh quốc gia của nước này được đổi mới do bản chất của các mối đe dọa an ninh đã thay đổi đáng kể. Mặc dù chưa công bố hoàn chỉnh nhưng một số nội dung trong phiên bản chiến lược an ninh quốc gia mới của Nga được giới học giả quốc tế chú ý, trong đó, có việc Nga có thể sử dụng các biện pháp mạnh mẽ để đáp trả các hành động không thân thiện của nước ngoài.
Trong tuần, Trung Quốc và Nga đã tổ chức vòng tham vấn an ninh chiến lược mới tại Moskva. Đây là cuộc họp cấp cao tập trung vào hợp tác chiến lược hai nước nhằm đối phó với các mối đe dọa địa chính trị và an ninh khu vực cũng như toàn cầu. Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đã có những bước chuyển đáng kể từ sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đặc biệt kể từ đầu năm đến nay. Đó cũng chính là lý do Tổng thống Nga Putin không ngần ngại ca ngợi quan hệ hai nước “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”. Giới quan sát cho rằng, tại vòng tham vấn an ninh chiến lược vừa qua, có thể hai bên đã đề cập việc thiết lập một trật tự thế giới mới thay thế trật tự do Mỹ dẫn dắt.
Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Belarus A.Lukashenko tiếp tục hội đàm tại Sochi nhân chuyến thăm Nga của ông từ một ngày trước đó. Hai nhà lãnh đạo chủ yếu thảo luận về các mối quan hệ kinh tế thương mại và cuộc chiến chống lại đại dịch.
Trong tuyên bố của hội nghị thượng đỉnh EU kéo dài hai ngày diễn ra tại Brussels, Bỉ, các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên đề nghị Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách đối ngoại Josep Borrell chuẩn bị một báo cáo về quan hệ giữa EU và Nga cho hội nghị thượng đỉnh dự kiến vào tháng sáu.
Bắc Cực đang nóng dần lên theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dễ dàng nhận thấy bên cạnh hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thăm dò tài nguyên, các nước trong khu vực cũng từng bước tăng cường hiện diện quân sự nhằm khẳng định chủ quyền và bảo đảm những lợi ích riêng tại khu vực Bắc Cực. Tại hội nghị cấp ngoại trưởng ở Ai-xơ-len tuần trước, các nước đã lần đầu thống nhất được một tuyên bố chung quan trọng với 7 mục tiêu nhằm đẩy mạnh hơn nữa tăng trưởng bền vững ở Bắc Cực. Song những mục tiêu này liệu đã quản lý được cuộc đua đang tăng tốc của các nước tới khu vực này?
Phát biểu tại lễ khởi công dự án hợp tác năng lượng hạt nhân giữa Trung Quốc và Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, điện hạt nhân là hướng ưu tiên chiến lược trong hợp tác năng lượng giữa hai nước.
Đang phát
Live