Từ khi xung đột nổ ra, Ukraine bị giới hạn về việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga, chủ yếu vì lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng giữa các cường quốc. Gần đây, Ukraine liên tục hối thúc Mỹ và phương Tây cho phép sử dụng các mẫu tên lửa tầm xa trong cuộc xung đột. Với Nga, động thái như vậy được coi là vượt “lằn ranh đỏ”, dẫn đến những đáp trả khó lường. Mặc dù đến nay, Mỹ, Anh và một số quốc gia viện trợ cho Ukraine vẫn thận trọng trong việc nới lỏng hạn chế tấn công tầm xa cho Ukraine, nhưng kịch bản này không phải không thể xảy ra.
Hội nghị truyền thông BRICS lần thứ bảy chính thức khai mạc ngày 14/9 tại Moscow với sự tham gia của các lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu của hơn 60 cơ quan truyền thông đến từ 45 quốc gia.
Hôm qua 10/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu trên truyền hình với các tướng lĩnh quân đội về cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong 3 thập kỷ của nước này, mang tên Đại dương-2024 (Ocean-2024), diễn ra từ ngày 10-16/9, tại Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Địa Trung Hải, Biển Caspi và Biển Baltic. Trung Quốc cũng cử lực lượng tham gia tập trận với Nga lần này.
Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) Victorovich Volodin, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga từ 8-10/9. Chuyến thăm diễn ra ngay sau nhiều hoạt động cấp cao giữa 2 nước, trong đó có cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với Tổng thống Nga Putin vào đầu tháng 8 và chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào trung tuần tháng 6. Nhân dịp này, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Giới chức Nga và Ukraine vừa đồng loạt đưa ra các tuyên bố có phần trái ngược nhau về tình hình tiền tuyến. Giữa lúc chiến sự căng thẳng, Tổng thống Ukraine Zelenskiy tới Đức, để gặp nhóm 50 quốc gia hỗ trợ vũ khí quân sự cho nước này.
Hôm nay (4/9), trong ngày làm việc thứ 2, Diễn đàn Kinh tế Phương Đông tiếp tục các phiên thảo luận, Hội thảo bàn tròn, tranh luận truyền hình, đối thoại kinh doanh về mối quan hệ giữa Nga và các nước.
Tổng thống Ukraine hôm qua (31/8) đã kêu gọi các nước phương Tây dỡ bỏ hạn chế về vũ khí tầm xa nhằm cho phép Ukraine ngăn chặn các cuộc không kích của Nga. Tuy nhiên, đề xuất này của Ukraine cho đến nay vẫn chưa nhận được sự ủng hộ của phương Tây và lời đề nghị này cũng khiến cơ hội đối thoại giữa Nga và Ukraine ngày càng xa vời.
Ukraine ngày 27/8 vừa qua đã đưa ra kế hoạch hòa bình mới nhằm chấm dứt xung đột với Nga. Tuy nhiên, đề xuất này hôm qua đã bị Nga bác bỏ. Diễn biến trên cho thấy, cơ hội đối thoại giữa Nga và Ukraine tiếp tục bị bỏ lỡ. Giờ vẫn chưa phải là thời điểm chín muồi cho việc kết thúc xung đột tại Ukraine.
Ngày 24/8, trong một tuyên bố gây tranh cãi, Bộ trưởng ngoại giao Hungary cho biết quyết định của Ủy ban châu Âu không làm trung gian trong tranh chấp liên quan đến việc chặn nguồn cung cấp dầu từ Nga qua Ukraine vào nước ông cho thấy Brussels có thể đứng sau vụ việc này.
Mỹ hôm qua tiếp tục áp đặt lệnh trừng phạt mang tính toàn diện đối với ngành quốc phòng của Nga và các bên thứ 3, bao gồm cả 1 số nước, trong đó có Trung Quốc. Phản ứng trước quyết định của Mỹ, Nga tuyên bố sẽ nhanh chóng có biện pháp đáp trả tương xứng trong khi Trung Quốc cũng phản đối gay gắt lệnh trừng phạt của Mỹ.
Đang phát
Live