Tiếp tục gia tăng sức ép với Nga trong vấn đề Ucraina, Mỹ và Liên minh châu Âu đang tiếp tục áp đặt thêm trừng phạt đối với Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng- một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Nga. Nga cũng ngay lập tức ra tuyên bố trả đũa. Thực tế này một lần nữa cho thấy, xung đột Nga – phương Tây vẫn chưa có hồi kết.
Mỹ và Anh siết chặt trừng phạt ngành năng lượng của Nga với cáo buộc lĩnh vực này là nguồn thu chính mà Điện Kremlin sử dụng để phục vụ cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucraina. Đây là đợt trừng phạt lớn nhất từng được áp đặt, nhắm mục tiêu cắt giảm doanh thu từ ngành kinh tế huyết mạch của Nga, khiến nước này có thể chịu thiệt hại ước tính lên tới hàng tỷ đôla Mỹ mỗi tháng.
Ngày 10/1, Thủ tướng Fico cho biết Tổng thống Putin đã cam kết, rằng Tập đoàn Gazprom sẽ tìm một tuyến đường thay thế để cung cấp khí đốt tự nhiên theo hợp đồng cho Slovakia sau khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt giữa Nga với Ukraine kết thúc.
Bộ Ngoại giao Ba Lan mới đây thông báo đã đóng cửa Tổng lãnh sự quán Ba Lan tại thành phố St. Petersburg của Nga.
Từ ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, khi thỏa thuận trung chuyển 5 năm giữa hai nước hết hạn, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Nga. Theo giới quan sát, diễn biến này đang tạo áp lực lên nhiều quốc gia châu Âu, ảnh hưởng lớn đến đời sống không ít người dân khu vực, nhất là khi xung đột Nga-Ukraine đã trải qua tới 3 mùa đông khắc nghiệt. Không chỉ căng thẳng giữa Nga-Ukraine, bước ngoặt này còn đang kích hoạt những căng thẳng mới trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU), khiến khối này càng thêm mâu thuẫn, rạn nứt.
Năm 2024 là dấu mốc đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi liên minh quân sự này kỷ niệm 75 năm ngày chính thức ra đời. Mặc dù NATO liên tục có các bước đi chiến lược mới trong việc củng cố sức mạnh quân sự và mở rộng thành viên, song khối này đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, từ thế đối đầu với Nga trong cuộc xung đột Ucraina, cho tới sự chia rẽ nội bộ, thậm chí là nguy cơ tan rã. Tương lai của NATO lại càng được đặt dấu hỏi trong bối cảnh ông Donald Trump - nhà lãnh vốn hoài nghi về sứ mệnh của NATO- chuẩn bị trở lại nắm quyền tại Mỹ.
Chiều nay (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Nga Vladimir Putin tổ chức họp báo cuối năm. Đây là lần thứ ba sự kiện được tổ chức theo hình thức kết hợp họp báo và hỏi đáp, thay vì tổ chức riêng lẻ, nhằm mục đích tóm tắt kết quả hoạt động của nước Nga năm 2024 trong mọi lĩnh vực.
Bệnh viện là một môi trường đặc thù, nơi mà các thầy thuốc hàng ngày phải đối mặt với nhiều căng thẳng, áp lực công việc. Còn với người bệnh và người nhà bệnh nhân nỗi buồn và sự lo lắng luôn thường trực, nhất là với những trường hợp bệnh nặng… Nhằm xây dựng một môi trường y tế thân thiện, nhân văn, những năm qua, Bộ Y tế đã triển khai phong trào bệnh viện xanh sạch đẹp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Vậy phong trào này đã được các cơ sở y tế hưởng ứng, thực hiện như thế nào? Cần làm gì để nhân rộng những cách làm hay, mô hình tiêu biểu? Trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cùng bàn luận về vấn đề này.
Một trong những điểm nóng xung đột vẫn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế trong năm 2024 là Ukraine. So với năm 2023, diễn biến của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có chiều hướng quyết liệt hơn, đáng chú ý là lần đầu tiên Ukraine thực hiện tấn công vào lãnh thổ Nga ở khu vực Kursk và Nga cũng lần đầu tiên triển khai tên lửa siêu vượt âm và không thể đánh chặn Oreshnik để đáp trả. Bùng nổ từ hồi tháng 2/2022, xung đột giữa Nga và Ukraine được nhận định sẽ kéo dài, vì vậy hình thức “cuộc chiến tiêu hao” được cho là phù hợp hơn để cả hai bên có thể duy trì nguồn lực. Vì vậy, việc cuộc xung đột bị đẩy lên mức độ cao hơn là diễn biến khá bất ngờ. Theo giới phân tích, đây có thể tính toán đón đầu của cả hai bên trước khả năng thay đổi của các nhân tố đang tác động đến cuộc xung đột là lập trường của Mỹ và các nước châu Âu, nhất là khi ông Donald Trump sẽ trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng vào tháng 1 tới. PV. Thu Hà, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn vấn đề này.
Nga vừa chính thức đề cử Đại sứ mới tại Mỹ là ông Alexander Darchiev, thay thế người tiền nhiệm là ông Anatoly Antonov. Hiện Nga đã gửi yêu cầu chính thức đến Mỹ để phê duyệt đề cử này. Trước khi được bổ nhiệm, ông Alexander Darchiev từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Nga. Với sự am hiểu về khu vực của ông Darchiev, Nga kỳ vọng việc bổ nhiệm Đại sứ mới tại Mỹ sẽ góp phần cải thiện mối quan hệ song phương vốn đang nhiều sóng gió giữa Nga và Mỹ. Sự kỳ vọng của Nga còn được tiếp thêm động lực bởi sự chuyển giao quyền lực ở nước Mỹ vào tháng 1 tới, khi Tổng thống Donald Trump có cách tiếp cận bớt cứng rắn hơn so với người tiền nhiệm.
Đang phát
Live