Công ty dầu khí nhà nước Rốt-xơ-nhép (Rosneft) của Nga vừa đạt thỏa thuận cung cấp gần 500.000 thùng dầu thô mỗi ngày cho hãng lọc dầu tư nhân Rì-lai-ần (Reliance) của Ấn Độ trong một hợp động năng lượng lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước.
Ngoại trưởng Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (7/12) nhất trí kêu gọi chấm dứt thù địch tại Syria và khởi xướng tiến trình đối thoại chính trị giữa Chính phủ Syria với các nhóm đối lập hợp pháp.
Ngày 07/12, tại thành phố Hải Phòng, Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga tổ chức khai trương cơ sở mới tại số 739 phố Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng và đón nhận 3 kỷ lục, trong đó có 2 kỷ lục Việt Nam và 1 kỷ lục miền Bắc.
Bắt đầu từ ngày 5 tháng 12, Cộng hòa Czech sẽ không còn được hưởng quyền miễn trừ của EU đối với việc nhập khẩu dầu của Nga. Quyết định này đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình độc lập về năng lượng của Czech nói riêng và phản ánh những nỗ lực mạnh mẽ của châu Âu nói chung nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc khí đốt của Nga.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm qua (29/11) đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov – người đang dẫn đầu một phái đoàn quân sự Nga tới thăm Triều Tiên.
Theo nhà cung cấp Gazprom và nhà điều hành hệ thống Eustream, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu thông qua Ukraine vẫn ổn định, cũng như các đề xuất cung cấp khí đốt cho Áo từ Slovakia.
Cuộc xung đột tại Ukraine tuần qua cán mốc 1.000 ngày với hàng loạt diễn biến nóng bỏng mới, đẩy căng thẳng lên nấc thang đặc biệt nguy hiểm. Hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden “bật đèn xanh” cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, Tổng thống Putin đã phê chuẩn Học thuyết hạt nhân sửa đổi. Tiếp theo, Nga đã sử dụng tên lửa siêu thanh Oreshnik đánh vào các mục tiêu của Ukraine. Cuộc đấu trí “không ai chịu ai” nhằm tìm kiếm lợi thế “cửa trên” trước khi Nhà Trắng có chủ nhân mới, đang khiến tình hình có nguy cơ “vượt tầm kiểm soát”. Góc nhìn của Nhà báo Nguyễn Đăng Phát - Tổng biên tập Tạp chí Bạch Dương.
Bộ Công Thương Czech vừa cho biết nước này quyết định sẽ không nộp đơn xin gia hạn với Liên minh châu Âu đối với các ngoại lệ cấm nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ của Nga trong thời gian tới, chấm dứt một thời gian dài phụ thuộc nguồn cung khí đốt từ Moscow.
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh phê duyệt học thuyết hạt nhân đã sửa đổi, cho phép hạ ngưỡng răn đe hạt nhân để đáp trả một loạt các cuộc tấn công thông thường. Động thái này của Nga đưa ra trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine đang không ngừng leo thang. Với việc sửa đổi học thuyết hạt nhân, Nga đã gửi thông điệp cứng rắn tới Ukraine và các nước phương Tây về khả năng đáp trả đối với các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Trước đó, Mỹ và một số nước phương Tây đã “bật đèn xanh” cho Ukraine dùng tên lửa tầm xa của những nước này cung cấp để tấn công vào lãnh thổ của Nga. Vậy, nguyên nhân nào khiến Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân giữa lúc "nước sôi lửa bỏng"?
Ngoại trưởng Ngoại giao 6 quốc gia châu Âu là Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha vừa nhóm họp và đưa ra Tuyên bố chung: cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga; đồng thời khẳng định châu Âu sẵn sàng gánh vác gánh nặng viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong trường hợp Mỹ cắt giảm hỗ trợ sau quá trình chuyển giao quyền lực của Nhà Trắng. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ là Donald Trump sẽ có cách tiếp cận khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi ông tiếp quản Nhà trắng. Tuy vậy, liệu châu Âu với tiềm lực của mình có khả năng “lấp chỗ trống” của Mỹ khi mà từ trước tới nay Mỹ là quốc gia ủng hộ lớn nhất cho Ukraine?
Đang phát
Live