Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/11 đã gặp nhau bên lề thượng đỉnh APEC ở San Francisco, Mỹ. Đây là cuộc gặp trực tiếp thứ hai giữa lãnh đạo hai nước kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức tháng 1 năm 2021.
Bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ, dư luận những giờ qua đổ dồn vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung vừa diễn ra đêm qua (15/11) theo giờ Việt Nam giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc trong vòng 1 năm qua. Với chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2017 của ông Tập Cận Bình và cuộc gặp thượng đỉnh nhiều giờ đồng hồ cùng nhiều nội dung quan trọng với nhà lãnh đạo Mỹ, sự kiện lần này được kỳ vọng có thể giảm nhiệt bất đồng, gợi mở những lĩnh vực hợp tác mang tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc trong cả quan hệ song phương cũng như giải quyết các hồ sơ nóng toàn cầu.
Dư luận toàn cầu những ngày này tập trung vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung diễn ra ngày 15/11 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ. Ngoài ổn định quan hệ Mỹ - Trung, cuộc gặp được kỳ vọng sẽ đặt nền móng cho sự hợp tác mang tính xây dựng giữa hai nước trong việc giải quyết một số vấn đề lớn của thế giới.
Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 đang diễn ra tại San Francisco với hàng loạt sự kiện quan trọng, trong đó có Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 30, nơi gặp gỡ của các nhà lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và APEC nói riêng ngày càng trở thành một khu vực kinh tế quan trọng của thế giới. Với nhiều thách thức đang phải đối mặt, Tuần lễ Cấp cao APEC năm nay có ý nghĩa quyết định trong thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. PV Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ, phân tích thông tin về nội dung các chương trình nghị sự của tuần lễ cấp cao APEC 2023.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15/11 tới. Cuộc hội đàm diễn ra bên lề Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 ở Sanfa sisco, Mỹ. Dự kiến, chương trình nghị sự sẽ đề cập các vấn đề toàn cầu như chiến sự Hamas - Israel, xung đột Nga-Ukraine, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như lĩnh vực thương mại và kinh tế. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong một năm qua. Gần đây, Trung Quốc và Mỹ thường xuyên có những tương tác trên nhiều lĩnh vực, mang lại hy vọng mới cho việc xoa dịu quan hệ song phương. Liệu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung lần này có đem lại bước đột phá trong nỗ lực tìm cách “ổn định” quan hệ song phương, sau những căng thẳng thời gian qua?
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Nghị quyết quyết nghị từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Trung ương.- Hà Nội khởi tố vụ án, bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.- Israel tạm thời ngừng bắn ở Dải Gaza để người dân có thể rời vùng chiến sự và giúp chuyển hàng viện trợ nhân đạo vào khu vực.- Mỹ và Trung Quốc mong muốn cải thiện quan hệ kinh tế lành mạnh nhằm mang lại lợi ích cho cả hai nước.
Theo dòng thời sự sáng tiếp tục với vấn đề quốc tế. Thưa quý vị và các bạn! Sau khi rời Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiếp tục tới thăm 3 nước châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, bắt đầu từ hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Loy Ốt-xtin cũng có chuyến công du 3 nước châu Á là Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia. Việc hai quan chức cấp cao của Mỹ đồng thời xuất hiện và có lịch trình dày đặc cho thấy cam kết mạnh mẽ của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, bất chấp sự chú ý của cộng đồng quốc tế vẫn đang đổ dồn về điểm nóng xung đột Israel – Hamas. Với từng điểm đến, Mỹ có những vấn đề trọng tâm khác nhau, như với Đông Bắc Á là cuộc đua không gian khi cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều thông báo các kế hoạch phóng thử vệ tinh, với Ấn Độ là hợp tác công nghệ quốc phòng song phương, hay với Indonesia là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Nhưng tựu chung lại, Mỹ muốn chứng minh cam kết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bằng những thỏa thuận cụ thể.
Đương kim Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ Joe Bidne và ứng cử viên đối thủ đảng Cộng hoà, cựu Tổng thống Donald Trump đang bám đuổi sát nút trong các cuộc thăm dò dư luận tại 6 bang chiến trường quan trọng. Gần 1 năm trước bầu cử, truyền thông Mỹ đã bắt đầu dự báo về “màn tái đấu” giữa hai đối thủ lâu năm này.
Hôm qua (6/11), tại thủ đô Washington D.C, Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân sau nhiều năm gián đoạn. Động thái của hai bên diễn ra trong bối cảnh, Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần tới tại San Francisco, bang California, bên lề Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Trong tuần, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm khu vực Trung Đông, trong đó có điểm dừng chân Israel. Chuyến thăm diễn ra đúng vào thời điểm xung đột trên dải Gaza bước vào giai đoạn leo thang căng thẳng mới. Lần thứ 3 quay trở lại khu vực kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát từ đầu tháng 10, Ngoại trưởng Blinken được đánh giá mang theo trọng trách nặng nề - nhất là khi nội bộ nước Mỹ đang tiếp tục mâu thuẫn về gói viện trợ cho các đồng minh Israel và Ukraine.
Đang phát
Live