Tình hình căng thẳng ở Trung Đông đang leo thang tới mức nguy hiểm, thể hiện qua việc Mỹ điều 6 máy bay tiếp nhiên liệu tới khu vực trong bối cảnh có thể sớm xảy ra một chiến dịch không kích quy mô lớn, được cho là nhằm vào Iran. Diễn biến này diễn ra ngay sau thông tin phía Iran đã bắt giữ một tàu chở dầu của Australia ở Vịnh Ba Tư và cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào căn cứ quân sự Mỹ gây thương vong lớn mà Mỹ cáo buộc do lực lượng của Iran thực hiện.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa cho biết ông đã có quyết định về cách thức đáp trả cuộc tấn công khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng ở Jordan hồi cuối tuần qua.
Sau một thời gian trì hoãn, Iraq và Mỹ vừa khởi động vòng đàm phán đầu tiên về tương lai của liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu tại Iraq, từng bước giảm dần sự hiện diện, tiến tới chấm dứt sứ mệnh sau một thập kỷ. Hai bên kỳ vọng, sau quá trình đàm phán, hai bên sẽ chuyển sang quan hệ hợp tác song phương cân bằng để có thể vẫn đảm bảo các nhiệm vụ an ninh, chống khủng bố tại Iraq trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, hiện nay đang có những quan điểm khác nhau giữa hai bên về một lộ trình thích hợp cho vấn đề này, khiến các cuộc đàm phán dự báo sẽ còn nhiều khó khăn. Vậy tương lai nào cho liên quân Mỹ tại Iraq? Một khi Mỹ và các đồng minh “vắng mặt” tại đây, dự báo an ninh Iraq và khu vực sẽ ra sao? Đại sứ Nguyễn Quang Khai cùng phân tích vấn đề này.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Trợ lý các vấn đề an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Sullivan đã tổ chức vòng gặp mặt mới tại Bangkok, Thái Lan vào ngày 26 và 27/1. Hai bên tiến hành trao đổi chiến lược về việc thực hiện đồng thuận mà nguyên thủ hai nước đạt được tại San Francisco và xử lý thỏa đáng các vấn đề quan trọng, nhạy cảm trong quan hệ Trung – Mỹ.
Thị trưởng thành phố New York, Mỹ, Eric Adams ngày 24/01 tuyên bố mạng xã hội là mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và người trẻ tuổi cần được bảo vệ trên môi trường mạng.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ngày 23/01 đã tổ chức Hội thảo về quan hệ Việt - Mỹ ở thủ đô Washington. Sự kiện có sự tham dự của nhiều quan chức, nghị sỹ, học giả và đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi phát biểu ghi hình chào mừng việc tổ chức hội thảo.
Viễn cảnh về một cuộc “tái đấu” giữa đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden và người tiền nhiệm của ông – Donald Trump trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay là khả năng được nhiều người nhắc tới, khi mà mùa bầu cử Mỹ chỉ vừa bắt đầu. “Ngôi sao” sáng giá của đảng Cộng hòa và là đối thủ nặng ký của ông Trump là Thống đốc bang Florida Ron DeSantis đã bất ngờ từ bỏ cuộc đua giành quyền đề cử của đảng Cộng hòa ra tranh cử Tổng thống Mỹ, đồng thời tuyên bố ủng hộ ông Trump. Thông tin này khiến đa số tin rằng khả năng tái đấu giữa ông Trump và ông Biden đã trở nên cao hơn bao giờ hết. Liệu cử tri Mỹ có thực sự thích kịch bản này? Còn yếu tố nào chi phối khả năng định hình cuộc đua bầu cử Mỹ năm nay? PV Phạm Huân – Thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích vấn đề này.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ ngày 19/11 đã tổ chức chương trình Xuân Quê hương mừng Tết Giáp Thìn 2024. Hơn 600 khách mời gồm đại diện cộng đồng người Việt từ các tiểu bang tại Hoa Kỳ cùng các bạn bè Hoa Kỳ và quốc tế gắn bó với Việt Nam đã tham dự buổi lễ.
Các diễn biến tại Biển Đỏ tiếp tục trở nên nguy hiểm khi chiến dịch không kích mà Mỹ và Anh khởi động từ cuối tuần trước không làm cho lực lượng Houthi tại Yemen chùn bước. Trong động thái mới nhất, Houthi hôm 19/1 lại tiếp tục dùng tên lửa tấn công nhằm vào một tàu của Mỹ, trong khi Mỹ quyết định đưa Houthi trở lại danh sách các tổ chức khủng bố. Liên hợp quốc cảnh báo căng thẳng trên Biển Đỏ có thể vượt tầm kiểm soát, gây tác động tiêu cực tới an ninh khu vực và chuỗi cung ứng quốc tế. Giới phân tích nhận đinh cuộc xung đột giữa liên quân Mỹ - Anh với lực lượng Houthi ở Biển Đỏ và Yemen đang có nguy cơ leo thang vượt tầm kiểm soát. Nếu kịch bản này diễn ra, Biển Đỏ sẽ trở thành một mặt trận mới trong cuộc xung đột khốc liệt giữa lực lượng Hamas và Israel dẫn tới những hệ lụy khôn lường với không chỉ khu vực Trung Đông mà còn cả thế giới.
Hôm 19/1, Thủ tướng Irắc An Su-đa-ni đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ trên toàn lãnh thổ sau khi nước này hứng chịu hàng chục cuộc tấn công bởi các nhóm vũ trang ủng hộ Hamas, chống Mỹ và các đồng minh. Động thái này tạo ra những thách thức không nhỏ đối với liên minh Mỹ -Irắc, đồng thời khiến cho Thủ tướng An Su-đa-ni rơi vào thế khó trong cân bằng cán cân chính trị trong nước. Bình luận của BTV Thu Hiền nhan đề " Kêu gọi Mỹ rút lực lượng đồn trú - Thủ tướng Irắc rơi vào thế khó".
Đang phát
Live