Ngày 1/4, lần thứ hai trở lại vị trí Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã tích lũy được kinh nghiệm sau 15 tháng làm việc tại Hội đồng Bảo an cộng với những kinh nghiệm khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp của năm 2020. Dù vậy, những thách thức trong tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lần này của Việt Nam cũng không nhỏ bởi môi trường chính trị, an ninh thế giới và các khu vực đang diễn biến rất phức tạp. Vậy để đảm nhiệm tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 4 này, Việt Nam đã có sự chuẩn bị như thế nào, và chúng ta đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể gì? Đây là những vấn đề được ông Nguyễn Hải Lưu, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao. phân tích:
- Ngày 1/4, nước ta bắt đầu đảm trách chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 4. Đây là lần thứ hai nước ta được giữ trọng trách này.- Lần đầu tiên vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản, mở ra cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ nông sản Việt Nam ở nhiều thị trường khó tính khác.- Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm sự việc bệnh nhân cầm đầu đường dây ma tuý trong bệnh viện tâm thần Trung ương 1 ở huyện Thường Tín, Hà Nội.- Thượng viện Nga thông qua dự luật cho phép Tổng thống Putin tái tranh cử thêm 2 nhiệm kì nữa.- Nghi can trong vụ nổ súng tại trụ sở Cảnh sát quốc gia ở thủ đô Jakarta của Indonesia bị tiêm nhiễm tư tưởng cực đoan của tổ chức khủng bố IS.- Bài bình luận “Xây dựng pháp luật: Luôn rất cần sự liêm chính”.
- Thành phố HCM đề nghị xem xét xử lý hình sự các trường hợp không khai báo y tế, khai báo không trung thực và không chấp hành cách ly, tụ tập đông người trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước.- Khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ 2 - năm 2020.- Nước Mỹ ghi nhận 3.100 người tử vong trong một ngày do COVID-19.- Hãng Boeing ký hợp đồng máy bay 737 MAX đầu tiên kể từ khi dòng máy bay này bị cấm bay năm 2018 và 2019.
Cuộc chiến chống lại khủng hoảng khí hậu là ưu tiên hàng đầu của Thế kỷ 21. Lời khẳng định này đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đưa ra trong một bài diễn văn quan trọng tại Đại học Columbia ở New York, Mỹ.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vừa phê chuẩn lệnh ngừng bắn do các bên tham chiến tại Libya đạt được cuối tuần qua, đồng thời kêu gọi các bên hãy thực thi cam kết này một cách trọn vẹn. Các thành viên Hội đồng bảo an hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn vừa được ký ở Giơ-ne-vơ dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và kêu gọi các bên hãy quyết tâm đạt được giải pháp chính trị cho Libya trong cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 9/11 tới tại Tuynidi. Trước đó, thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn cho Libya đạt được sau 5 ngày đàm phán với Liên hợp quốc đóng vai trò trung gian. Thỏa thuận này là “bước ngoặt” quan trọng hướng tới hòa bình và ổn định đối với đất nước Bắc Phi vốn đã hứng chịu những hậu quả nặng nề do chiến tranh kéo dài. Để có thêm thông tin về thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn Libya, BTV Quỳnh Hoa trao đổi với phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại khu vực Trung Đông.
Để Liên hợp quốc hoạt động hiệu quả cần sự cải cách, hợp tác mạnh mẽ, đoàn kết từ chính các quốc gia thành viên. Trong khối thống nhất đó, Việt Nam đang nổi lên là một trong những nước đi đầu trong nỗ lực đổi mới, đóng góp hiệu quả vào các cơ chế hoạt động của tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này. Đây là chia sẻ của Điều phối viên Liên hợp quốc tại Việt Nam - ông Kamal Malhotra trong cuộc trò chuyện với PV Đài TNVN nhân dịp Liên hợp quốc đạt dấu mốc tròn 75 năm tuổi:
Tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Thế giới đang nóng lên ở mức báo động, và ngày càng phải hứng chịu nhiều thảm họa, từ cháy rừng, bão lũ cho tới mất an ninh lương thực và suy thoái kinh tế. Trước tình hình đó, mới đây Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi thế giới cần nhanh chóng hành động để ứng phó với các vấn đề về khí hậu.
- Năng lực dự báo thời tiết của nước ta hiện nay ra sao?- Liên Hợp Quốc đã lên tiếng kêu gọi thế giới cần nhanh chóng hành động để ứng phó với các vấn đề về khí hậu.- Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sau năm 2020 nên tổ chức thế nào?
Phiên thảo luận chung tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu tối qua (theo giờ Việt Nam) không như thường lệ, vì đại dịch Covid-19 đã buộc các cuộc họp hàng năm phải diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, không vì thế mà sự kiện bớt đi sức nóng, bởi những vấn đề quốc tế hệ trọng tiếp tục được “xới xáo”. Năm nay, lãnh đạo các nước trên thế giới không thể có mặt tại trụ sở Liên hợp quốc, thay vào đó, họ phát biểu qua video được ghi âm trước. Sự kiện tối qua tại Liên hợp quốc thu hút sự chú ý đặc biệt của quốc tế khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều có bài phát biểu với nhiều thông điệp đáng chú ý.
- Văn kiện Đại hội Đảng: Kết tinh trí tuệ và khát vọng của dân tộc.- Gói kích thích kinh tế lần thứ hai: Cần khẩn trương và đúng đối tượng.- Nhiều doanh nghiệp nông sản Việt Nam nắm bắt cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (gọi tắt là EVFTA) có hiệu lực.- Thông điệp quan trọng của các nhà lãnh đạo thế giới tại Phiên thảo luận chung của Đại hội đồng Liên hợp quốc.- Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2.- Các bệnh viện tại Mỹ áp dụng công nghệ khám chữa bệnh từ xa trong ứng phó dịch bệnh Covid-19.
Đang phát
Live