Sau thành công tốt đẹp của chuyến thăm chính thức Cuba, chiều 20/9 theo giờ địa phương, tức sáng sớm nay theo giờ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường sang Hoa Kỳ, tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc và thực hiện một số hoạt động song phương tại Hoa Kỳ. Hoạt động quan trọng này nhằm triển khai đường lối đối ngoại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam đến năm 2030; thể hiện vai trò, vị thế là thành viên có trách nhiệm và đóng góp thực chất vào các hoạt động của LHQ và cộng đồng quốc tế.
Thời gian qua, Myanmar và Afghanistan đều trải qua những biến động chính trị khác nhau dẫn tới sự thay đổi chính quyền. Các diễn biến này đặt ra câu hỏi về vị trí đại diện của mỗi nước tại Liên Hợp Quốc - tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Vậy cơ chế, quy trình cũng như những yếu tố nào để Liên Hợp Quốc lấy làm căn cứ xác định đại diện hợp pháp của một quốc gia? Những vấn đề này sẽ được đề cập ra sao tại kỳ họp thứ 76 của Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa bắt đầu từ ngày hôm qua - 14/9?
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hôm qua lần đầu tiên tổ chức một cuộc họp chính thức riêng về chủ đề an ninh trên biển, với sự chủ trì của Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi. Với chủ đề “ Tăng cường an ninh trên biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, các nước đã nhấn mạnh những mối đe dọa an ninh trên biển gia tăng, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp cụ thể để giải quyết thách thức này.
6 tháng đầu năm nay, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường do cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, nhiều điểm nóng xung đột kéo dài, đặc biệt dịch bệnh Covid-19 bước sang năm thứ hai với mức độ còn nặng nề hơn nhiều so với năm ngoái. Trong nước, Việt Nam phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện “mục tiêu kép” mà chính phủ đề ra, đó là vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. - Bối cảnh trong nước và quốc tế đã đặt ra những thách thức cũng như những yêu cầu mới cho Việt Nam khi tiếp tục đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm thứ hai của nhiệm kỳ. Vượt qua những thách thức, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trên cương vị quan trọng này trong 6 tháng đầu năm 2021, khẳng định vai trò và năng lực của Việt Nam trong tổ chức đa phương quan trọng hàng đầu thế giới. Ông Đỗ Hồng Việt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Quốc tế, Bộ Ngoại giao bàn luận về vấn đề này.
Vaccine covid-19 vẫn khan hiếm trên toàn cầu.- UBND tỉnh Bình Dương chính thức đề nghị Bộ Y tế cử chuyên gia điều tra dịch tễ, chi viện lực lượng y tế cho địa phương sau khi số ca mắc vượt mức 300 ca.- 12h trưa nay , theo giờ Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin đối thoại trực tiếp với người dân, giải đáp nhiều câu hỏi nóng về đối nội, đối ngoại của nước Nga.- Các nước thành viên của Liên hợp quốc đạt được thỏa thuận về khoản ngân sách cho hoạt động gìn giữ hòa bình trong năm tới.
Các quốc gia thành viên Công ước LHQ năm 1982 về Luật biển nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ thực hiện Công ước, tại Hội nghị lần thứ 31.- Thanh tra tỉnh Bắc Kạn kiến nghị công an vào cuộc điều tra, sau loạt phóng sự điều tra “Rừng trên giấy và câu chuyện trục lợi chính sách”.- Với 20.574 ca mắc COVID-19 trong ngày hôm qua, Indonesia trở thành quốc gia có số ca mắc COVID-19 hàng ngày cao nhất thế giới.
Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 18/06 họp và thông qua Nghị quyết về tình hình ở Mi-an-ma (Myanmar) với 119 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 36 phiếu trắng.
Việt Nam vừa kết thúc Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với những sáng kiến, đề xuất được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định, trên cơ sở thành công của Tháng Chủ tịch HĐBA trong tháng Tư này, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, khẳng định vai trò là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang về kết quả Tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an của Việt Nam.
“Đoàn kết – Sáng tạo – Vượt khó – Phát triển”, chủ đề của tháng công nhân năm nay, trong đó đảm bảo quyền lợi và quan tâm, chăm lo đời sống công nhân lao động, được các cấp công đoàn triển khai, trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.- Thế giới mất đi 255 triệu việc làm toàn thời gian trong năm qua, gần gấp 4 lần số việc làm bị giảm sút trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.- Nhiều tổ chức, cơ quan truyền thông quốc tế đánh giá cao các biện pháp chống dịch Covid-19 hiệu quả đã hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam phát triển. Trong tháng 4 vừa qua, Việt Nam tăng 4 bậc so với tháng trước đó trong Bảng xếp hạng theo tháng của Bloomberg.- Các địa phương đẩy mạnh công tác truy vết, giám sát, phát hiện sớm người liên quan và người có triệu chứng Covid-19.- Ngày cuối cùng trong tháng Chủ tịch của Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp trực tuyến về tình hình tại Myanmar.- Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 400.000 ca dương tính với viruts Sar Covid-2 trong 1 ngày, trong khi vắc-xin đang thiếu hụt, khiến nước này không thể bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin quy mô lớn cho người trưởng thành từ 1/5.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo an và là hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kể từ sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Đang phát
Live