Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, dài hạn của cả hệ thống chính trị - là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây. Trên thực tế, vai trò của năng suất lao động càng được khẳng định khi nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, nhiều nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất lao động. Tại nước ta thời gian qua năng suất lao động có sự tăng trưởng khá so với khu vực và thế giới nhưng vẫn ở mức rất thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động ở Việt Nam 2022 chỉ khoảng11% so với Singapore, 35% so với Malaysia, và đạt khoảng 64% so với Thái Lan. Vậy đâu là giải pháp rút ngắn sự chênh lệch này, để qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia? Tiến sỹ Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Góp ý xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm thời gian làm việc. Thời điểm đó, Quốc hội đã có nghị quyết giao cho Chính phủ lựa chọn thời điểm thích hợp, khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm cho người lao động. Mới đây, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tiếp tục kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu sớm thực hiện quy định về giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần. Giảm giờ làm dưới 48 tiếng mỗi tuần, cần điều kiện cần và đủ như thế nào để phù hợp với thực tế hiện nay? TS Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bán luận về nội dung này.
- Chuyên mục Biên cương một dải vững bền: Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 1/3/1990. - Chuyên gia Mỹ đánh giá cao tiềm năng phát triển nhân lực trong ngành bán dẫn tại Việt Nam - Australia hỗ trợ mô hình làng nghề “biến cỏ dại thành sinh kế” ở ĐBSCL
Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về công tác đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp, thời gian qua huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã tăng cường mở các lớp dạy nghề, qua đó mang lại những kết quả tích cực.
Tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây, các chuyên gia lao động việc làm, người lao động và doanh nghiệp đã cùng bàn về các giải pháp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động và đề xuất tăng lương tối thiểu hợp lý để có năng suất lao động cao hơn.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15, sáng nay (27/5), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại phiên họp, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, cho ý kiến, đó là lựa chọn phương án về quy định rút BHXH một lần, đảm bảo quyền lợi tối ưu cho người lao động và hạn chế tình trạng rút BHXH một lần vẫn gia tăng trong thời gian vừa qua.
Dự Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, mang tính chiến lược, dài hạn- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ Khai mạc hè, Ngày Olympic trẻ em và Phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước năm 2024- Hội nghị thượng đỉnh giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc hôm nay khai mạc tại thủ đô, Hàn Quốc. Hội nghị được kỳ vọng sẽ là cơ hội để đưa hợp tác ba bên vốn bị ngưng trệ trong hơn 4 năm qua trở lại đúng hướng- Liên hoan phim Cannes bế mạc hôm qua với giải Cành cọ Vàng được trao cho bộ phim “Anora” của đạo diễn người Mỹ
Hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Lào đang trên đà tăng trưởng phát triển rất tốt, tiềm năng hợp tác còn rất lớn và có nhiều triển vọng trong tương lai gần.
Ngày 22/05, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức chương trình khảo sát thực tế tại các làng nghề của Hà Nội và tọa đàm “Để lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội”. Chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình truyền thông Những cống hiến thầm lặng năm 2024. Tại tọa đàm, các ý kiến cho rằng, một phần lý do họ chưa tham gia BHXH tự nguyện là do họ chưa hiểu rõ các chính sách của BHXH, thu nhập của họ cũng không cao; các thủ tục, cơ chế chính sách của BHXH chưa thật sự thông thoáng, thuận tiện, chưa hấp dẫn người dân. Hiện, những người tham gia BHXH tự nguyện mới có hai chế độ hưu trí và tử tuất. Để lao động tự do, lao động làng nghề tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, tham gia BHXH tự nguyện thì cần có cơ chế đóng linh hoạt hơn; tăng quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về BHXH tự nguyện, cần hình thành quỹ hỗ trợ ban đầu khi lao động làng nghề tham gia BHXH tự nguyện.
Quốc hội sẽ tiến hành quy trình bầu Chủ tịch nước vào sáng mai. Sau khi kết quả công bố, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động- Mưa lớn gây sạt lở hầm đường sắt Bắc- Nam, đoạn qua tỉnh Phú Yên khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam có nguy cơ bị ách tắc- Iran ổn định đất nước sau vụ tai nạn máy bay khiến tổng thống Ibrahim Raisi thiệt mạng- Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo tại Hàn Quốc: Hướng tới một tương lai đổi mới và toàn diện
Đang phát
Live