Thời gian qua, các chương trình hội chợ được tổ chức liên tục tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội nhất là vào các dịp nghỉ lễ và cuối tuần. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu các sự kiện này không kéo theo sự đông đúc, lộn xộn và nhiều hình ảnh không đẹp mắt, khi các gian hàng được dựng tạm bợ, bài trí thiếu tính thẩm mĩ, sản phẩm thiếu chọn lọc, khiến cho không gian văn hóa hồ Hoàn Kiếm trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan. Không chỉ hồ Hoàn Kiếm mà nhiều điểm di tích lịch sử như bến Bạch Đằng, TP. Hồ Chí Minh, bờ sông Hương ở Huế và các chốn thanh tịnh, linh thiêng khác như chùa Hương, đền Trần… cũng xuất hiện tình trạng cảnh quan bị phá vỡ bởi các ki-ốt bán hàng thường xuyên mọc lên. Làm sao để quản lý và chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tại các khu vực di tích văn hóa- lịch sử? Đừng để kinh doanh hội chợ làm nhếch nhác các không gian linh thiêng.
Nghị định 80/2023/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định 80) về kinh doanh xăng dầu được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đánh giá là bước tiến mới trong quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu. Nghị định này được kỳ vọng khi thực thi sẽ giúp thị trường xăng dầu trong nước minh bạch hóa và tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế, các doanh nghiệp vẫn còn nhiều nỗi lo.
Sau đợt tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải do Bộ Công an tiến hành từ 1/8 đến đến 15/10 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải ban hành kế hoạch thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước của Sở GTVT, Sở GTVT - Xây dựng đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, thời gian kiểm tra kết thúc trước ngày 4/2/2024.
Ngày 12/11/2023, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công văn số 97 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025. Các Bộ: Công Thương, Tư pháp, Tài chính, Văn hóa - Thể thao và Du lịch được yêu cầu phải trình Thủ tướng các phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trước ngày 30/11 này. Hơn 10 Bộ ngành khác cũng được yêu cầu khẩn trương hoàn thành việc thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đã được phê duyệt tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/12. Cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh: Vì sao còn chậm? Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận về câu chuyện này.
Để đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 năm 2020 về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025. Đây là chương trình cải cách sâu rộng nhất từ trước đến nay ở nước ta với mục tiêu cắt giảm và đơn giản hóa các quy định ít nhất 20% và cắt giảm chi phí tuân thủ liên quan đến hoạt động kinh doanh ít nhất 20%. Ngày 13/07 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 644 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Công điện yêu cầu các Bộ, ngành, đại phương không chỉ cải cách thủ tục mà cắt giảm chi phí tuân thủ; rà soát, loại bỏ thủ tục hành chính là rào cản, cắt giảm 20% chi phí tuân thủ; xử lý dứt điểm các phản ánh của người dân và doanh nghiệp. Và một lần nữa vấn đề cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lại được chính phủ đặt ra với mục tiêu và giải pháp cụ thể.
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN- Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và thăm Vương quốc Saudi Arabia, sáng nay theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam - Saudi Arabia và chứng kiến Lễ ký kết các văn kiện hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp của Saudi Arabia tổ chức.
Giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai thời gian qua phát sinh nhiều hệ lụy. Hiện nay, người mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Tuy nhiên, các điều khoản liên quan tới nguyên tắc kinh doanh, đặt cọc, thanh toán, bảo lãnh nhóm bất động sản này trong Luật Kinh doanh bất động sản còn nhiều lỗ hổng, bất hợp lý. Do đó, trong sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản lần này, cần quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua - đối tượng được coi là người “yếu thế” trong giao dịch loại hình bất động sản này.
Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế của đất nước năm 2022 vươn lên đứng thứ 37 thế giới về quy mô GDP, vào Top 20 thế giới về quy mô thương mại quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển xanh, bền vững đang là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu lớn, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, PV Nguyễn Hằng có bài viết "Xanh hoá trong doanh nghiệp -chiến lược kinh doanh bền vững".
Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp tỉnh năm 2023, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo Giải pháp tuyên truyền, vận động phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, thực hiện “3 sạch”.
Đang phát
Live