Ngày 05/01/2024, Chính phủ đã ban hành hai Nghị quyết đầu năm về kinh tế hết sức quan trọng. Cùng với Nghị quyết số 01 “về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024” thì sự trở lại của Nghị quyết số 02 về “cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” được đánh giá cao.
Lễ trao giải Búa liềm vàng lần thứ 8 sẽ được tổ chức đầu tháng 2 tới, nhân dịp kỉ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam- Ngân hàng nhà nước cho biết sẽ sửa đổi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng- Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân tiễn đoàn công tác thăm chúc tết Giáp Thìn cán bộ chiến sỹ, nhân dân trên đảo Trường Sa- Số người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố gần nghĩa trang ở thành phố Kerman (Iran) đã tăng lên hơn 100 người
Năm 2023 vừa đi qua với nhiều khó khăn, thử thách đối với cộng đồng doanh nghiệp. Bước sang năm 2024, doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ sẽ có nhiều chính sách tiếp tục hỗ trợ, cũng như tạo thuận lợi trong môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp phục hồi và tiếp tục phát triển.
Giá cà phê hiện tại cao khoảng gấp rưỡi niên vụ trước, đã mang lại cú hích đáng kể để các tỉnh Tây Nguyên cải thiện tình hình kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy nhiên, với người kinh doanh cà phê, đây là niên vụ đầy thách thức, vì giá mua-bán cà phê biến động khó lường, rủi ro luôn rình rập. Đảm bảo hoạt động kinh doanh vụ này là rất khó. Một số doanh nghiệp nhỏ chỉ dám kinh doanh cầm chừng, còn nông dân thì thấp thỏm: Bán ngay thì lo giá tiếp tục lên, còn giữ lại thì lo giá sẽ giảm nhiều.
Nhìn lại tình hình thực hiện cải cách môi trường kinh doanh trong năm 2023, năm bản lề của kế hoạch 5 năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới. Khách mời: Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.
Thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô vốn và chất lượng dự án; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng qua đạt gần 29 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong 11 tháng, vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023. Kết quả này cho thấy sự chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư và hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ đang được thực hiện từ Trung ương tới các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để thu hút hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai thời gian qua phát sinh nhiều hệ lụy, người mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Trong khi đó, các điều khoản liên quan tới nguyên tắc kinh doanh, đặt cọc, thanh toán, bảo lãnh nhóm bất động sản còn nhiều lỗ hổng, bất hợp lý. Triển khai nhân rộng các mô hình phòng cháy, chữa cháy tại cộng đồng dân cư là một giải pháp thiết thực, hiệu quả, vừa góp phần củng cố lực lượng phòng cháy, chữa cháy theo phương châm “4 tại chỗ”, vừa tăng cường nhận thức, lan tỏa phong trào “toàn dân phòng cháy chữa cháy”.
2023 - năm bản lề của kế hoạch 5 năm, đã diễn ra trong bối cảnh không thuận của kinh tế trong nước, giữa những bất ổn và bất định của kinh tế thế giới. Những khó khăn này được dự báo còn tiếp tục trong năm 2024. Do đó, cần nhìn lại kết quả cải cách môi trường kinh doanh trong năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới, để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế vượt khó tốt hơn. Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.
Sáng nay, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) trong đó quy định chủ đầu tư dự án BĐS chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán.- Khai mạc Giao lưu hữu nghị giữa Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc lần thứ 2 tại Quảng Ninh.- Cẩn trọng trước lời mời mở thẻ ngân hàng, nâng hạn mức thẻ tín dụng trực tuyến bởi nguy cơ bị chiếm đoạt tài sản.- Hoạt động trao trả con tin vẫn tiếp tục trong bối cảnh Israel và Hamas nhất trí gia hạn lệnh ngừng bắn đến hết ngày 29/11.- Mỹ và Triều Tiên đấu khẩu đầy kịch tính tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vụ phóng vệ tinh do thám đầu tiên của Bình Nhưỡng hôm 21/11 vừa qua, cùng những lý do đẩy căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
Khơi thông nguồn lực tài chính giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn cơ hội từ FTA.- Giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.- Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
Đang phát
Live