# Hôm nay (29/9), Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Biến đổi khí hậu và Năng lượng Australia, Bộ Năng lượng Lào đồng chủ trì tổ chức Đối thoại cao cấp ASEAN-Australia về Biến đổi khí hậu và Chuyển đổi năng lượng. Tham gia sự kiện có Ban Thư ký ASEAN và một số bộ, ngành Trung ương và đại diện tổ chức quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về khí hậu.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu Quốc hội nước ta lên đường thăm chính thức Băng-la-đét.- Tỉnh Đồng Tháp bàn giao mỏ cát cung ứng công trình cao tốc theo đúng cam kết, góp phần thúc đẩy các dự án giao thông trọng điểm thi công đúng tiến độ.- Nhà vua Anh Charles-3 công du nước Pháp, đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước dầu tiên kể từ khi ông lên ngôi.- Ấn Độ khuyến cáo công dân tại Canada thận trọng khi quan hệ giữa hai nước đang xấu đi.
Tầng ozone đang được khôi phục theo đúng lộ trình và dự kiến Nam Cực sẽ trở lại như năm 1980 vào khoảng năm 2066. Tính đến nay, 99% các chất làm suy giảm tầng ozone đã được loại bỏ hoàn toàn, Nghị định thư Montreal đã bảo vệ hàng triệu người khỏi bệnh ung thư da và đục thủy tinh thể, bảo vệ hệ sinh thái và làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. Đây là thông tin được Hội đồng Đánh giá khoa học về Nghị định thư Montreal xác nhận nhân ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone năm nay.
“Cánh cửa cơ hội để đảm bảo một tương lai đáng sống và bền vững cho tất cả mọi người đang đóng lại một cách nhanh chóng”. Đây là cảnh báo đưa ra hôm qua( 8/9) của Liên hợp quốc trong đánh giá đầu tiên về việc thực hiện thoả thuận khí hậu Paris năm 2015.
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng. Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL? “Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Biến đổi khí hậu đang “bào mòn” những tiến bộ phát triển kinh tế của châu Phi. Châu Phi với hơn 1,3 tỷ người đang mất 5% đến 15% GDP hàng năm do tác động lan rộng của biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Cục Khí tượng Australia, hôm nay (01/9), nước này đã ghi nhận sự gia tăng nhiệt độ bất thường, khiến Australia trải qua một mùa đông ấm nhất kể từ khi bắt đầu lưu trữ dữ liệu khí tượng năm 1910 cho đến nay; gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong năm 2023.
- Chuyên mục Biên cương một dải: Thoả thuận giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ CHDCND Lào về tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện và hàng hoá qua lại biên giới giữa hai nước. - Australia hỗ trợ quản lý hiệu quả hệ thống cây trồng ứng phó xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long. - UNDP thúc đẩy giáo dục kỹ năng xanh cho thanh thiếu niên Việt Nam.
Hạn hán kéo dài có nguy cơ phá hủy toàn bộ cuộc sống của người dân tại nhiều khu vực của I-rắc- một trong những vùng đất được xem là cái nôi của văn minh nhân loại. Những thực tế về tình hình tại Iraq được xem là lời cảnh báo thực tế nhất về tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người như thế nào.
Cuối tuần qua, một nhóm nghệ sĩ và nhà hoạt động quốc tế đã bắt đầu chuyến đi bằng thuyền đến Quần đảo Marshall-quốc đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, với hy vọng chuyến đi của họ tới 1 trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế đối với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Đang phát
Live