Hôm nay, chính phủ New Zealand công bố các biện pháp nhằm đưa nước này đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải trong 5 năm tới nhằm giúp nước này đưa phát thải ròng về không vào năm 2050.
Ngày 28/11, Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý phát triển xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay”. Hội thảo tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển xã ở vùng ĐBSCL và đề xuất giải pháp phát triển theo hướng bền vững.
Đại diện gần 200 quốc gia tham gia Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu- COP29, tại Azerbạian vừa thông qua mục tiêu tài chính toàn cầu trị giá 300 tỷ đôla Mỹ mỗi năm để giúp các quốc gia nghèo hơn ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Cam kết này, cao hơn nhiều so với cam kết trước đó của các nước giàu là 100 tỷ USD mỗi năm vào năm 2020. Sau hai tuần đàm phán căng thẳng, thỏa thuận mới về tài chính này được coi là một bước tiến để giúp các quốc gia đề ra những mục tiêu tham vọng hơn nhằm hạn chế hoặc cắt giảm lượng khí thải, sau khi thoả thuận cũ hết hạn vào đầu năm sau. Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đã nhất trí về các quy tắc cho thị trường toàn cầu để mua và bán tín chỉ carbon, góp phần tăng thêm tài chính cho các dự án mới về chống biến đổi khí hậu. Những cam kết mới tại hội nghị COP29 lần này sẽ tác động ra sao tới cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu?
Sau hai tuần mặc cả và nhiều đêm mất ngủ, các đại biểu của gần 200 quốc gia tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở thủ đô Baku của Azerbaijan cuối cùng cũng đã thông qua được thỏa thuận COP29, trong đó có khoản tài trợ 300 tỷ USD/ năm để các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. Dù được xem là khoản tiền khiêm tốn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp song thỏa thuận này được xem là bước tiến quan trọng trong cuộc chiến chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.
“Biến đổi khí hậu” đang trở thành một trong những từ khóa nóng nhất của năm 2024. Những báo cáo liên tiếp của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trong nhiều ngày qua đã ngày càng chứng minh được những tác động tiêu cực thảm khốc của nó đến đời sống toàn cầu. Những báo động đỏ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không cho phép chúng ta trì hoãn thêm được nữa. Bình luận của BTV Thu Hiền.
Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ngày 18/11 sẽ bước sang tuần họp quan trọng cuối cùng để các bên thống nhất về một thỏa thuận mới, trong đó có vấn đề tài chính khí hậu cho các nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên mục tiêu đạt được thỏa thuận vẫn còn nhiều thách thức. Trước thềm tuần họp, có không ít tiếng nói kêu gọi đẩy nhanh các cuộc đàm phán.
Hôm nay (16/11), lần đầu tiên trong lịch sử, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Cốp 29- COP29) đã tổ chức “Ngày Số hóa”. Sự kiện nhằm nêu bật vai trò quan trọng của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Rong biển đã trở thành một loại cây trồng chủ lực ở châu Phi trong đó có Kenia trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ nét ở quốc gia này. Nghề trồng rong biển không chỉ giúp người dân cải thiện điều kiện sống mà mà tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia châu Phi này.
Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernandez thăm làm việc tại Việt Nam, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.- Công an quận Hà Đông, Hà Nội bắt giữ đối tượng sử dụng thiết bị trạm BTS giả phát sóng di động để đánh cắp dữ liệu cá nhân.- Trung Quốc đẩy mạnh ngành công nghiệp ứng dụng công nghệ hạt nhân.- Một hòn đảo của Nga ở Bắc Cực biến mất do biến đổi khí hậu.- Các con của huyền thoại bóng đá Maradona sẽ xây dựng Khu tưởng niệm ông tại Thủ đô Buenos Aires.
Hội nghị lần thứ 16 Các bên tham gia Công ước Liên hợp quốc về đa dạng sinh học (COP 16) diễn ra tại Colombia hôm nay (1/11) bước vào ngày họp cuối. Tuy nhiên các bên tham gia Hội nghị dự báo sẽ khó đạt được một thỏa thuận cuối cùng do bất đồng về vấn đề cắt giảm sản lượng nhựa.
Đang phát
Live