Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố một nghiên cứu mới nhận định, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển giảm 17% vào năm 2070 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, tăng lên 41% vào năm 2100. Nghiên cứu mới này, được trình bày trong ấn bản lần đầu tiên của Báo cáo Khí hậu châu Á - Thái Bình Dương của ADB, nêu cụ thể một loạt những tác động tổn hại đang đe dọa khu vực.
Biến đổi khí hậu thường gắn liền với các con số và báo cáo khoa học, nhưng thông qua những bức ảnh của mình, nhiếp ảnh gia Esther Horvath muốn cho thấy hoạt động con người đằng sau dữ liệu khoa học.
- Indonesia nỗ lực nâng cao nhận thức cho trẻ nhỏ về các hiện tượng thời tiết cực đoan - Điếc do tiếng ồn trở thành bệnh nghề nghiệp hàng đầu ở Singapore - Tăng cường tình hữu nghị các nước ASEAN qua hoạt động giao lưu văn hóa-thể thao tại Hungary
Biến đổi khí hậu đang khiến cho tình trạng hạn hán trên kênh đào Panama trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến các tàu thuyền di chuyển qua khu vực này. Trong bối cảnh đó, chính quyền địa phương đang nỗ lực đàm phán với người dân về một kế hoạch xây đập ngăn sông, đảm bảo nguồn nước cho kênh Panama, khi kế hoạch này có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngàn người dân sinh sống gần đó.
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Kế hoạch đặt ra mục tiêu nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của BĐKH, trong đó có việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng trước BĐKH. Tại ĐBSCL đã và đang xuất hiện nhiều mô hình thích ứng với BĐKH có tính sáng tạo, trong đó có mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng. Các mô hình có sự chọn lọc, thích nghi và phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội. Được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm, sáng kiến của cư dân bản địa.
Liên hợp quốc hôm qua (31/8) đã công bố bản dự thảo về tài chính khí hậu dự kiến sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), diễn ra vào tháng 11. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những vấn đề gai góc và gây chia rẽ nhất trong các cuộc đàm phán về khí hậu.
Ngày 23/8/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố Quyết định xác lập ví trí, ranh giới và diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Với quyết định này, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xác định rõ ràng về diện tích và tọa độ để tiếp tục được bảo vệ, phát triển, góp phần chống biến đổi khí hậu; đồng thời cũng sẽ chấm dứt những ý kiến trái chiều thời gian qua về diện tích thực tế của khu bảo tồn này.
Chuyên gia Trung Quốc nhận định Tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc còn rất lớn - Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương lần thứ 9: Hướng đến một Tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững - Còn nhiều dư địa để doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ khí hậu tại Việt Nam tiếp tục phát triển
Việt Nam là một hình mẫu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng hướng tới nền kinh tế Xanh. Đây là khẳng định của bà Hélène Djoufelkit, Giám đốc Vụ phân tích kinh tế và chính sách công của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) nhân dịp khởi động Giai đoạn 2 Chương trình Nghiên cứu kinh tế về biến đổi khí hậu (GEMMES Vietnam). Bắt đầu được triển khai từ năm 2019, chương trình đã góp phần hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược dài hạn nhằm ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, cũng như thực hiện các mục tiêu của Thoả thuận khí hậu Paris. Việt Nam cũng là quốc gia châu Á đầu tiên được thụ hưởng chương trình này.
- Australia hỗ trợ người dân Cà Mau nuôi tôm “thuận thiên” thích ứng biến đổi khí hậu - Chương trình “Tôi yêu tiếng nước tôi” 2024 - Tiếp nối hành trình bảo tồn văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản - Tuần lễ “Hương vị Việt Nam” tại Jakarta- Lời hẹn thưởng thức ẩm thực Việt trên đất Việt
Đang phát
Live